KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu SỔ TAY ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT (Trang 87 - 92)

I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của thổ nhƣỡng học, công tác đánh giá, phân hạng đất đai trong khoảng 3 thập kỷ gần đây đã trở thành phổ biến và đạt đƣợc nhiều kết quả cả trên thế giới và trong nƣớc.

Các nhà thổ nhƣỡng học đã đi sâu nghiên cứu các dặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất (Soils), điều tra lập các loại bản đồ đất theo các tỷ lệ khác nhau và đã tổng hợp xây dựng đƣợc bản đồ đất toàn thế giới tỷ lệ 1/5.000.000. Sử dụng thành tựu đó và qua thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng, các nhà kinh tế học, xã hội học, sinh thái học và cả những ngƣời nông dân đã đi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp với quá trình sản xuất trên từng vạt đất đai (Lands). Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai.

Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai đƣợc đƣa ra để lựa chọn. FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai (197): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng phải có.

Theo thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai đƣợc coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Ecosystems). Khái niệm về hệ thống sinh thái là mối liên kết giữa các thành phần khác nhau, đặc biệt là sự phụ thuộc của các vật thể sống và các môi trƣờng sinh thái xung quanh chúng.

Việc đánh giá đất đai trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cần đƣợc hiểu nhƣ sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán đƣợc của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dƣới nó nhƣ là: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cƣ trú, những hoạt động hiện nay và trƣớc đây của con ngƣời, ở những chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hƣởng có ý nghĩa đáng kể tới việc sử dụng vạt đất đó của con ngƣời hiện tại và trong tƣơng lai” (Christian và Steuwart – 1968; Brinkman và Smyth – 1973).

88

Nhƣ vậy việc đánh giá đất đai phải đƣợc xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Đặc điểm của đất đai đƣợc sử dụng trong đánh giá phân hạng là những tính chất của đất đai ta có thể đo lƣờng hoặc ƣớc lƣợng đƣợc. Có rất nhiều đặc điểm nhƣng đôi khi chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Trong đánh giá, thổ nhƣỡng là phần đặc biệt quan trọng, nhƣng còn bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội khác. Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học mà còn là kinh tế kĩ thuật nữa. Vì vậy cần phải có sự kết hợp liên ngành.

Từ những bƣớc sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trƣởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn. Công tác đánh giá đất đai đã đƣợc biên chế thành một tổ thuộc hội đồng chuyên ngành: Công nghệ về đất của Hội đồng khoa học đất quốc tế (1978).

I.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐỀ CƢƠNG HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐẤT CỦA FAO ĐÁNH GIÁ ĐẤT CỦA FAO

Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tổ chức Nông – Lƣơng của Liên hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nƣớc, xây dựng lên bản: Đề cƣơng đánh giá đất đai (FAO – 1976). Tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thí nghiệm, vận dụng và chấo nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hàng loạt các tài liệu hƣớng dẫn đã và đang đƣợc xuất bản nhƣ: Đánh giá cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời (1983); Đánh giá đất cho các vùng rừng (1984), cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới (1985) và Đánh giá đất cho đồng cỏ (1989)...

Trƣớc hết cần xác định Đề cƣơng và Hƣớng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bƣớc tiến triển, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng sát đúng và phù hợp.

Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất sau:

- Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.

89 tƣ cần thiết trên các loại đất khác nhau.

- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp.

- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. - Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vữn g. - Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất. Đề cƣơng cũng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ bộ, bán chi tiết và chi tiết; hai phƣơng pháp đánh giá: phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song song để tùy vào điều kiện cụ thể mà vận dụng.

Phân hạng đất đƣợc chia ra các kiểu:

- Phân hạng định tính và phân hạng định lƣợng - Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng .

Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bậc, lớp, lớp phụ và đơn vị đất thích hợp. Có 2 bậc: bậc thích hợp, bậc không thích hợp và một pha thích hợp có điều kiện. Trong bậc thích hợp thƣờng chia làm 3 lớp (3 hạng): thích hợp cao, thích hợp trung bình và kém thích hợp. Bậc không thích hợp thƣờng chia thành 2 lớp: không thích hợp tạm thời và không thích hợp vĩnh viễn. Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều lớp phụ (hạng phụ) để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng đất đai, từ lớp phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ thể khác nhƣ: xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp ... sẽ đƣợc giới thiệu cụ thể ở các phần sau. Có thể nói đề cƣơng hƣớng dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.

Yêu cầu và nội dung chính trong đánh giá đất đai của FAO là gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai, coi đánh giá đất đai là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai. Đã có nhiều sơ đồ mô phỏng tiến trình đánh giá đất đai nhƣ: tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển” FAO – 1986 đã đề ra các bƣớc đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai nhƣ sau: (Sơ đồ 1):

Ở Việt Nam cũng đã áp dụng tiến trình kỹ thuật thực hiện đánh giá đất đai của FAO – UNESCO (Sơ đồ 2).

90 Sơ đồ 1 Sơ đồ đánh giá đất 1 Xác định mục tiêu 2

Thu thập tài liệu 3 Xác định Loại sử dụng đất 4 Xác định các Đơn vị đất đai 5 Đánh giá khả năng Thích hợp 6 Xác định môi trƣờng và kinh tế xã hội 7 Xác định loại sử dụng thích hợp nhất 8 Quy hoạch sử dụng đất 9 Ứng dụng đánh giá đất đai

91

Sơ đồ 2: Mô tả tiến trình kỹ thuật thực hiện đánh giá đất

KHỞI ĐẦU Sản phẩm XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU Chọn bản đồ nền Xác định yêu cầu và nội dung thực hiện Thu thập các loại bản đồ chuyên đề Thu thập thông tin số liệu Đánh giá mức độ sử dụng - Lựa chọn thông tin - Dự thảo chi tiêu đánh giá và lập bản đồ Xây dựng các bản đồ chuyên đề

- Kiểm tra đối chiếu với thực tế - Điều tra hộ nông dân và hiệu quả sử dụng đất Xây dựng các bản đồ chính thức Sử dụng phần mềm chuyên dụng và hệ thống thông tin địa lý (GIS) Bản đồ và tƣ liệu số liệu Báo cáo khởi đầu - Các bản đồ gốc - Số liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất - Tập bản đồ số liệu - Báo cáo kết quả đánh giá đất KHỞI ĐẦU Hoàn thành Chuẩn bị Khảo sát sơ bộ Khảo sát thực địa Nội Nghiệp

92

Để thực hiện đƣợc các nội dung theo tiến trình trên, công tác đánh giá đất đai đều phải tiến hành qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, điều tra dã ngoại và nội nghiệp. Các nội dung này sẽ đƣợc trình bày chi tiết, cụ thể ở phần sau:

Một phần của tài liệu SỔ TAY ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT (Trang 87 - 92)