CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu SỔ TAY ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT (Trang 92 - 115)

II.1. BƢỚC CHUẨN BỊ

II.1.1. Xác định mục tiêu, địa bàn, ranh giới, mức độ cần thiết điều tra và tỷ lệ bản đồ và xây dựng đề cƣơng chi tiết.

* Xác định mục tiêu: Mục tiêu phải đƣợc xác định theo 2 hƣớng:

- Công trình đánh giá đất đai nhằm phục vụ cho vấn đề gì: quy hoạch tổng thể xã hội, dự án đa mục tiêu hoặc các dự án vùng chuyên canh ...

- Đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại nhƣng đồng thời phù hợp với dự kiến phát triển trong tƣơng lai.

Trên thực tế, mục tiêu phải đƣợc các cấp có thẩm quyền chuẩn y và giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để khi tiến hành nội dung không bị chệch hƣớng.

* Xác định địa bàn, quy mô và ranh giới vùng nghiên cứu cụ thể trên bản đồ

* Xác định mức độ cần điều tra: khái quát, bán chi tiết hoặc chi tiết để lựa chọn tỷ lệ bản đồ phù hợp.

Ví dụ: (ở Việt Nam)

Cấp điều tra đánh giá Tỷ lệ bản đồ Toàn quốc 1/1.000.000 Miền 1/500.000

1/250.000

Tỉnh 1/50.000 – 1/100.000 Huyện, vùng chuyên canh 1/25.000 – 1/50.000 Vùng sinh thái < 1/10.000

* Hoàn thành xây dựng và trình duyệt đề cƣơng chi tiết

II.1.2. Thu thập tài liệu

Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu, tiếp theo là thu thập tham khảo những tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết có liên quan đến đánh giá đất. Các tài liệu có liên quan có thể chia thành 2 nhóm:

- Những tài liệu về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: bản đồ địa hình, địa mạo, đất, nông hóa, hiện trạng sử dụng đất, thủy văn, nƣớc ngầm, thủy lợi, khí hậu, môi trƣờng sinh thái ...

93

sử dụng đất, bình quân thu nhập ... các dự án có liên quan, mục tiêu phát triển và chính sách ...

Cần lƣu ý rằng phạm vi số liệu và những thông tin chứa đựng trong những tài liệu có liên quan kể trên là rất rộng lớn, việc thu thập nó có thể tốn kém tiền của và thời gian. Để giảm bớt chi phí không cần thiết, nên:

- Tổng hợp, xử lý, chọn lọc và sử dụng tối đa các số liệu sẵn có.

- Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của từng nguồn số liệu.

- Tập trung vào những tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ đƣợc đánh giá.

- Sử dụng máy vi tính để truy cập, xử lý, tính toán, tổng hợp các số liệu, tài liệu cần thiết.

II.1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ kỹ thuật và kinh phí

Căn cứ vào khối lƣợng công việc, phạm vi vùng điều tra, thời gian và số ngƣời tham gia... để chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ, vật tƣ kỹ thuật và kinh phí cần thiết. Các loại sử dụng và trang bị bao gồm (xem mục II.1.2)

II.1.4. Phác thảo tài liệu ban đầu

- Căn cứ vào tài liệu hiện có, phác thảo sợ bộ các bản đồ cơ sở: Bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thủy lợi (tƣới, tiêu).... Đây là tài liệu phác thảo bƣớc đầu, làm cơ sở để điều tra, chỉnh lý, bổ sung trên thực địa và hoàn chỉnh ở công đoạn nội nghiệp.

- Sơ bộ xác định các loại sử dụng đất đai chính hiện có và dự kiến phát trển. - Chồng ghép bản đồ đất và bản độ hiện trạng sử dụng đất để xác định các hệ thống sử dụng đất chính (LUTs).

II.1.5. Dự kiến nội dung điều tra, chỉnh lý và bổ sung trên thực địa

- Căn cứ vào tài liệu hiện đã có và kết quả phác thảo ban đầu, dự kiến các yêu cầu nội dung cần điều tra, chỉnh lý, bổ sung, các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai và số liệu về tình hình cơ bản.

- Dự kiến các điểm điều tra đào phẫu diện lấy mẫu đất phân tích và phỏng vấn về hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.

II.1.6. Tổ chức lực lƣợng tham gia

- Căn cứ vào khối lƣợng công việc, yêu cầu về thời gian.... để bố trí số ngƣời tham gia cho phù hợp.

- Thành phần tham gia cần có đủ các ngành có liên quan. Trong đó trọng tâm là các ngành: Thổ nhƣỡng, quản lý ruộng đất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, kinh tế, môi trƣờng...

- Kết hợp với cán bộ chuyên môn ở cơ sở. Tranh thủ sự tham gia góp ý của các chuyên gia chuyên ngành, cánh bộ lãnh đạo và quần chúng cơ sở

94

- Tùy theo trình độ và kinh nghiệm của ngƣời tham gia để tổ chức tập huấn nghiệp vụ và phân công trác nhiệm cụ thể.

II.2. BƢỚC ĐIỀU TRA DÃ NGOẠI

II.2.1. Điều tra bổ sung chỉnh lý, hoàn thiện các số liệu về tình hình cơ bản

và các loại bản đồ chuyên để nhƣ: hiện trạng sử dụng đất, thủy lợi, giao thông....

II.2.2. Điều tra đất, đào phẫu diện đất, mô tả, chỉnh lý ranh giới chụp ảnh

hình thái phẫu diện đất, cảnh quan.... theo các hệ thống sử dụng đất tại các điểm đã dự kiến.

II.2.3. Điều tra, phỏng vẫn trực tiếp nông dân và các cán bộ địa phƣơng về

hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai theo mẫu phiếu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

- Kinh nghiệm điều tra cho thấy: trƣớc khi phỏng vấn cần đặt vấn đề rõ ràng để nông dân hiểu và trả lời đƣợc khách quan.

- Kết hợp nghe với quan sát và nhận định để tiếp thu kết quản cho sát đúng thực tế.

- Cần lƣu ý các trƣờng hợp cá biệt nhƣ năng suất quá cao hoặc quá thấp, tìm hiều ghi rõ nguyên nhân. Các hệ thống sử dụng đất đai đặc biệt cần điều tra thật chi tiết.

- Mỗi loại sử dụng đất đai chính phải có tối thiểu 25 – 30 phiếu điều tra. Phiếu phải ghi chép rõ ràng, đầy đủ và thống nhất theo hƣớng dẫn chung.

II.2.4. Xem xét các tác động ảnh hƣởng tới môi trƣờng, mức độ và nguyên

nhân gây thoái hóa hoặc ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực điều tra, thu thập các số liệu ảnh hƣởng đã có. Nếu cần thiết thì lấy mẫu đất, mẫu nƣớc hoặc nông sản để phân tích theo quy định chuyên ngành.

II.2.5. Báo cáo sơ bộ kết quản điều tra dã ngoại với cơ sở để tranh thủ sự

tham gia góp ý của cán bộ, nông dân địa phƣơng.

II.3. BƢỚC NỘI NGHIỆP (TỔNG HỢP, XÂY DỰNG TÀI LIỆU CHÍNH THỨC)

II.3.1. Xác định và lựa chọn loại hình sử dụng đất đai (LUTs)

II.3.1.1. Nguyên tắc xác định và lựa chọn:

- Có điều kiện tự nhiên phù hợp với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng, vật nuôi.

- Phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế và tập quán canh tác của địa phƣơng.

- Sản xuất có hiệu quả và bền vững cả về môi trƣờng và kinh tế xã hội - Có khả năng thu hút lao động và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

II.3.1.2. Căn cứ để xác định và lựa chọn:

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai và các kết quả sản xuất đã đạt đƣợc của cơ sở.

95

Kết quả điều tra dã ngoại, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế và tác động ảnh hƣởng tới môi trƣờng.

- Với các loại hình sử dụng đất đai dự kiến đề nghị áp dụng thì cần tham khảo kết quả sản xuất hoặc thực nghiệm của vùng có điều kiện sinh thái tƣơng tự

II.3.1.3. Dự kiến các loại hình sử dụng đất đai:

Các loại hình sử dụng đất đai dự kiến tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần xây dựng. Bản đồ tỷ lệ lớn thể hiện các loại sử dụng đất cụ thể và chi tiết (xem ví dụ ở phụ lục 1 và 2).

Không có quy định về số lƣợng loại hình sử dụng đất đai theo các tỷ lệ bản đồ. Số lƣợng bao nhiêu tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Yêu cầu là không quá khái quát nhƣng cũng không quá chi tiết để có đƣợc các loại sử dụng đất đặc trƣng. Thông thƣờng với bản đồ tỷ lệ trung bình có 8 – 10 loại hình sử dụng đất đai. Với bản đồ tỷ lệ nhỏ có 6 – 8 loại sử dụng đất đai.

II.3.1.4. Mô tả các loại hình sử dụng đất đai:

Sau khi xác định đƣợc các loại sử dụng dụng đất đai, phải, phải mô tả chi tiết các đặc trƣng kỹ thuật có liên quan tới điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kể cả những tác động cải tạo, sử dụng đất. Nội dung nhƣ sau:

1. Xu hƣớng thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm. 2. Mức độ đầu tƣ, vốn và lao động.

3. Trình độ kỹ thuật

4. Nông cụ và sử dụng cơ giới hóa, tự làm hoặc thuê. 5. Quy mô sản xuất và sở hữu đất đai

6. Điều kiện về cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi...) 7. Chi phí vật tƣ, thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại...

8. Giống và đặc điểm thời vụ. 9. Biện pháp canh tác đặc thù.

10. Năng suất, sản lƣợng, sản phẩm phụ, lợi ích khác...

II.3.1.5. Xác định các yêu cầu về sử dụng của các loại hình sử dụng đất đai:

Sau khi xác định đƣợc các loại hình sử dụng đất phải làm rõ các yêu cầu của chúng. Thực chất là việc phân cấp mức độ thích hợp của các yếu tố đƣợc dùng để xây dựng đơn vị đất đai với từng loại hình sử dụng đất. Đây là thang tiêu chuẩn để phân hạng mức độ thích hợp bƣớc sau. Tuỳ theo từng vùng cụ thể để đƣa ra các tiêu chuẩn cho phù hợp, không sử dụng tiêu chuẩn của vùng này để áp dụng với các vùng có điều kiện khác bịêt.

II.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMUs):

96 đất đai:

- Các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đƣợc chọn tuỳ thuộc theo tỷ lệ bản đồ (phụ lục 3)

- Các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải khớp với các chỉ tiêu đã phân cấp ở các bản đồ chuyên đề, các chỉ tiêu định tính phải diễn giải cụ thể và chú dẫn đầy đủ (ví dụ nhƣ phụ lục 7).

II.3.2.2. Chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhƣ: thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy lợi.... để xác định các khoanh đồng nhất cơ bản. Đánh số thứ tự các khoanh, đo diện tích và liệt kê tính chất, đặc điểm của từng khoanh theo các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp nêu trên

II.3.2.3. Tổ hợp tính chất, đặc điểm của tất cả các khoanh để xác định số đơn vị đất đai. Một tả đặc tính, thống kê diện tích của từng đơn vị đất đai và tách theo đơn vị hành chính (phụ lục 5).

II.3.2.4. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

- Ghi ký hiệu bằng số Arập của đơn vị đất đai vào các khoanh trên bản đồ dƣới dạng phân số: tử số là số của đơn vị đất đai, mẫu số là diện tích khoanh.

- Tô màu bản đồ đơn vị đất đai: Nếu số lƣợng đơn vị đất đai dƣới 20 đơn vị thì màu sắc tô theo đơn vị đất đai. Nếu số lƣợng đơn vị đất đai trên 20 đơn vị thì tô màu theo yếu tố nhóm đất.

- Mẫu chú dẫn theo phụ lục 5 và kèm theo phụ lục 3 để giải thích ký hiệu.

II.3.2.5. Chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai với bản đồ đơn vị đất đai để xác định các hệ thống xử dụng đất đai (LUSs) theo mẫu phụ lục 6.

II.3.2.6. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tƣơng lai:

Nếu nhƣ trong vùng sẽ có dự án cải tạo lớn nhƣ xây dựng công trình thủy lợi tƣới tiêu, thau chua, rửa mặn... làm thay đổi sâu sắc đặc điểm và tính chất đất đai trong vùng, có ý nghĩa là đặc điểm các đơn vị đất đai hiện tại sẽ thay đổi, thì khi đó cần xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tƣơng lai. Cách làm nhƣ với bản đồ đơn vị đất đai hiện tại theo các chỉ tiêu dự kiến mới.

II.3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai

* Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai tiến hành cụ thể với từng loại và từng hệ thống sử dụng đất đai (theo phụ lục 2.3). Mục đích giải quyết sự tranh chấp của nhiều loại sử dụng trên cùng một vùng đất đai. Hiệu quả cao là chỉ tiêu để lựa chọn loại sử dụng đất đai trong vùng.

* Yêu cầu phải xây dựng đƣợc:

- Hiệu quả kinh tế của loại sử dụng đất đai. - Hiệu ích xã hội của loại sử dụng đất đai.

* Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội cần sử dụng các số liệu thống kê, kết quả thí nghiệm, thực nghiệm và phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp các

97 hộ nông dân.

* Các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích:

- Đầu tƣ cơ bản: là toàn bộ các khoản chi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. - Tổng thu nhập: là tổng giá trị sản lƣợng thu đƣợc

- Tổng nhập thuần: là giá trị thu nhập trừ đi khấu hao và đầu tƣ hàng năm, không kể chi phí lao động.

- Giá trị ngày công lao động.

- Hiệu suất đồng vốn: là giá trị lợi nhuận so với giá trị đầu tƣ. * Các chỉ tiêu xã hội cần phân tích:

- Đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi ích của ngƣời nông dân. - Đáp ứng mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế của vùng.

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. - Góp phần định canh, định cƣ và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.

- Tăng cƣờng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

* Các chỉ tiêu phân tích đƣợc đánh giá định lƣợng (giá trị tuyệt đối) và định tính (giá trị tƣơng đối):

- Giá trị tuyệt đối đƣợc tính bằng tiền theo thời giá hiện hành.

- Giá trị tƣơng đối đƣợc tính bằng mức độ cao thấp theo thời điểm hiện tại. Dự kiến phân cấp đánh giá xem phụ lục 8 và tổng hợp kết quả theo phụ lục 9.

* Phƣơng pháp phân tích hiệu quả kinh tế: Có thể áp dụng 2 phƣơng pháp: - Tính toán thủ công đơn thuần.

- Sử dụng các phần mềm trên máy vi tính: RAS/107/JPN.LECS,ALES.... kiểm tra đối chứng giữa 2 phƣơng pháp để đảm bảo độ chính xác.

II.3.4. Phân tích tác động môi trƣờng

Phân tích tác động môi trƣờng là yêu cầu bắt buộc trong đánh giá và sử dụng đất đai. Đó là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân xẩy ra sự suy thoái môi trƣờng nhằm loại trừ các loại sử dụng có khả năng gây ra hiểm họa về môi trƣờng sinh thái trong và ngoài vùng.

II.3.4.1. Các tác động chính cần phân tích:

* Về xói mòn cần nghiên cứu phân tích: - Lƣợng mƣa và cƣờng độ mƣa.

- Độ che phủ và thảm thực vật - Độ dốc của địa hình

- Biện pháp canh tác

98 * Các nguyên nhân gây thoái hóa đất đai: - Xói mòn, rửa trôi.

- Bón phân không đầy đủ và không cân đối. - Chế độ luân canh không hợp lý.

* Nghiên cứu các nguyên nhân mặn hóa, phèn hóa: - Chế độ tƣới tiêu.

- Chế độ luân canh cây trồng.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng:

- Ảnh hƣởng chất thải công nghiệp, đô thị - khai khoáng - Công nghiệp hóa chất

- Sản xuất phân bón - Thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

II.3.4.2. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích đánh giá tác động môi trường

- Kết quả nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm.

- Kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nƣớc, mẫu nông sản khi điều tra.

- So sánh kết quả phân tích chất lƣợng đất trƣớc đây và hiện tại trên cùng địa điểm, cùng loại đất đánh giá sự biến động.

II.3.4.3. Lựa chọn và đề xuất các giải pháp để khắc phục và hạn chế tác

Một phần của tài liệu SỔ TAY ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI ĐẤT (Trang 92 - 115)