Cân bằng cung cầu dầu thô

Một phần của tài liệu Petrovietnam Tạp chí tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam- S 11/2018 (Trang 74)

M ĐU TƯ 2,4 T USD KHAI THÁC D U KHÍ T I GUINEA XÍCH Đ O

Cân bằng cung cầu dầu thô

Nhu cầu dầu thô tăng mạnh, dự

báo đạt 104 triệu thùng vào năm 2030, tăng từ mức 94 triệu thùng năm 2017. Trong đó, lĩnh vực hóa dầu phát triển mạnh là yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Theo nghiên cứu mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành công nghiệp hóa dầu sẽ chiếm hơn 1/3 mức tăng nhu cầu dầu thô trên thế giới đến năm 2030 và gần 1/2 mức tăng trưởng đến năm 2050.

Theo báo cáo mới nhất của IEA, lần đầu tiên cả cung và cầu đều vượt mức 100 triệu thùng/ngày và dự báo nhu cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh, nên đa số các dự báo đều cho rằng giá dầu sẽ tăng trong cuối năm 2018. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng giá cao đang trở lại có thể đe dọa tốc

độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong ngắn hạn, nhất là ở các thị trường mới nổi. Do đó, IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu năm 2019 từ 1,4 xuống còn 1,3 triệu thùng/ngày.

Theo Commerzbank, OPEC đã điều chỉnh dự báo nguồn cung năm 2019 của khối giảm 270.000 thùng/ ngày còn 31,8 triệu thùng/ngày do nguồn cung từ các nước ngoài OPEC tăng mạnh. Mặc dù sản lượng của Iran và Venezuela giảm nhưng sản lượng của OPEC trong tháng 9/2018 đã tăng lên 32,8 triệu thùng/ngày, cao hơn 1 triệu thùng/ngày so với nhu cầu.

Theo Bloomberg, các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản, Hàn Quốc đã hoãn hoặc dừng việc mua dầu thô từ Iran. Ấn Độ cho hay không có quyết định nào của Chính phủ yêu cầu các nhà máy lọc dầu hoãn việc mua dầu

của Iran và Ấn Độ có thể sử dụng đồng rupees để giải quyết các giao dịch thương mại với Iran.

Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một cơ chế để có thể tiếp tục giao dịch với Iran, đặc biệt là giao dịch dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, tuy nhiên các nhà phân tích vẫn còn hoài nghi tính hiệu quả của cơ chế này. Vì về cơ bản, các giao dịch theo cơ chế này sẽ theo nguyên tắc trao đổi hàng hóa - cơ chế mà Liên Xô từng sử dụng trong chiến tranh lạnh. Nhưng bản chất đây vẫn là một giao dịch nên Mỹ vẫn có thể mở rộng các biện pháp cấm vận kể cả với các giao dịch đổi hàng. Theo một số quan sát viên, Iran có đủ nguồn lực để chịu được khủng hoảng do bị áp dụng các biện pháp cấm vận.

Các nhà kinh doanh dầu mỏ tham gia Hội nghị Dầu khí châu Á - Thái Bình Dương (APPEC) tại Singa- pore đồng loạt dự báo giá dầu sẽ tăng trong ngắn hạn. Theo dự báo, sản lượng dầu toàn cầu sẽ giảm khoảng 1,5 - 2 triệu thùng/ngày, chủ yếu là từ Iran. Bloomberg dự báo giá dầu Brent có thể tăng lên mức 100USD/thùng. Tổng giám đốc điều hành Total SA, Patrick Pouyanne cho biết giá dầu có thể đạt 100USD/ thùng nhưng đây chưa phải là tín hiệu chắc chắn.

Hiện nay, Saudi Arabia đang đứng trước rủi ro khủng hoảng dư

4050 50 60 70 80 90 100 01/ 10 03/ 10 05/ 10 07/ 10 09/ 10 11/ 10 13/ 10 15/ 10 17/ 10 19/ 10 21/ 10 23/ 10 25/ 10 27/ 10 29/ 10 31/ 10 02/ 11 04/ 11 06/ 11 08/ 11 10/ 11 12/ 11 14/ 11 16/ 11 18/ 11 20/ 11 22/ 11 24/ 11 26/ 11 28/ 11 US D/ thùng Brent WTI

Diễn biến giá dầu giao ngay tháng 10 và 11/2018. Nguồn: EIA

Một phần của tài liệu Petrovietnam Tạp chí tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam- S 11/2018 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)