Hạn chế của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 150 - 164)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu

2.6.2. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mạ

điện tử

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay còn có các hạn chế sau:

- Thứ nhất, lộ thông tin cá nhân. Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những

thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật183. Các thông tin như: thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân đã tự công bố trên các phương tiện truyền thông thì không được coi là các thông tin cá nhân. Khi tham gia các giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng phải cung cấp cho người bán nhiều thông tin cá

179 Điều 7 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ. 180 Điều 8 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ. 181 Điều 9 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ. 182 Điều 17 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử... Trong giai đoạn hiện nay, các thông tin cá nhân đã và đang trở thành một loại hàng hóa184 được rao bán công khai trên Internet. Chính vì vậy, không ít trường hợp các thông tin cá nhân của người tiêu dùng được mua bán một cách bất hợp pháp. Ví dụ điển hình của rủi ro này có thể kể đến là các trường hợp lộ thông tin của các khách hàng của các hãng hàng không185...

- Thứ hai, căn cứ vào các thông tin cá nhân như đã nêu ở trên thì có thể nhận thấy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc bảo vệ các thông tin cá nhân tồn tại dưới hình thức là các dữ liệu nhận dạng khuôn mặt, các dữ liệu về sinh trắc học (dữ liệu về mống mắt, vân tay...). Điều này sẽ tạo ra những rủi ro khi có ngày càng nhiều điện thoại di động, ứng dụng sử dụng các dữ liệu này để đóng vai trò làm dữ liệu bảo mật (mở ứng dụng, mở thiết bị, xác thực giao dịch...).

- Thứ ba, người tiêu dùng phải nhận thư rác, tin nhắn rác, các cuộc gọi quảng

cáo mà không có sự chấp thuận của người tiêu dùng. Nhiều người tiêu dùng hiện nay đang bức xúc vì một ngày nhận được đôi, ba chục tin nhắn điện thoại với các nội dung quảng cáo, chào mời dịch vụ hoặc dụ dỗ chơi cá cược…Các tin nhắn này phần lớn có mục đích lừa đảo, hướng dẫn người xem thực hiện theo các yêu cầu để có thể thu lợi bất chính. Nếu thực hiện theo các hướng dẫn này, người tiêu dùng có thể ngay lập tức bị trừ tiền trong tài khoản. Nếu tỉnh táo, không thực hiện theo các nội dung hướng dẫn thì người tiêu dùng cũng cảm thấy bức xúc và khó chịu khi liên tục phải

mở điện thoại để kiểm tra tin nhắn186. Bên cạnh các tin nhắn như đã nêu ở trên thì người tiêu dùng còn phải đối mặt với vấn đề thư rác cũng như các cuộc gọi chào mời

mua bất động sản, sử dụng dịch vụ của ngân hàng, của các trung tâm dạy

184 https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/lo-thong-tin-ca-nhan-o-khap-cac-kenh-829066.htm l(Truy cập

ngày 15/8/2018).

185 http://dantri.com.vn/xa-hoi/dai-ly-ve-nhan-vien-hang-khong-lam-lo-thong-tin-ca-nhan-cua-khac h

-20171215191954827.htm (Truy cập ngày 27/7/2018).

ngoại ngữ... Theo báo Người lao động, mỗi ngày có gần 14 triệu tin nhắn rác phát tán tại Việt Nam187...

- Thứ tư, người tiêu dùng được cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc không

chính xác. Trong các giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng không được đánh giá trực tiếp sản phẩm mà chỉ dựa trên các thông tin mà người bán cung cấp, hình ảnh về hàng hóa mà người bán đưa ra để quyết định mua hàng. Chính vì vậy, việc người bán không cung cấp đủ các thông tin cần thiết hoặc có cung cấp nhưng không chính xác thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Thực tế có không ít trường hợp người bán lợi dụng đặc trưng của thương mại điện tử là giao dịch

gián tiếp để quảng cáo gian dối, cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vụ việc tiêu biểu cho hành vi này là hiện tượng quảng cáo và bán vòng Titan Quan Âm xảy ra trên rất nhiều đài truyền hình địa phương vào năm 2009. Đây có thể coi là vụ việc điển hình về hành vi bán hàng trên TV gian dối. Theo đó, vì tin tưởng vào nội dung quảng cáo được phát liên tục trên các đài truyền hình, rất nhiều người tiêu dùng đã đặt mua vòng Titan Quan Âm với giá bán gần 1 triệu đồng, kèm theo sự tin tưởng đeo chiếc vòng này sẽ chữa được bách bệnh, phòng được mọi rủi ro. Thực tế, giá gốc của chiếc vòng này chỉ là 4.000 đồng, nhập khẩu từ Trung Quốc và làm chủ yếu từ nguyên liệu sắt chứ không phải Titan, vàng, kim loại quý như quảng cáo. Thậm chí nhiều người tiêu dùng sau khi mua sản phẩm về cũng không biết được mình đã bị lừa đảo. Chỉ đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, công bố kết quả kiểm tra sản phẩm thì người tiêu dùng mới biết. Những hành vi tương tự như vụ việc vòng Titan Quan Âm hiện nay vẫn đang có chiều hướng tiếp diễn với các mặt hàng: mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện thoại… Ở mức độ lớn hơn là vụ việc mạng lưới Muaban24 được đưa ra ánh sáng vào tháng 8 năm 2012. Theo đó, các đối tượng lừa đảo đã dụ dỗ người tiêu dùng mua bán các gian hàng ảo trên Internet với số tiền lớn, sau đó được trích hoa hồng cao khi giới thiệu những người khác cùng mua hàng. Về bản chất, nếu việc mua bán các gian hàng ảo để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trực tuyến (online) thì đây là hoạt động

187 https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dep-khong-xue-tin-nhan-rac-20161225232551653.ht m(Truy cập

bình thường. Tuy nhiên, trong mạng lưới Muaban24, việc mua các gian hàng ảo chỉ là hành vi đánh lừa thị giác, nhằm tạo ra cái cớ để thúc đẩy hành vi kiếm tiền hoa hồng từ người mua sau. Cho đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì Muaban24 đã phát triển đại diện tại hơn 50 tỉnh thành trong cả nước. Chỉ trong một năm, Mạng lưới này đã bán được hơn 120.000 gian hàng, doanh thu thu về hơn 600 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng đã được các đối tượng lừa đảo bỏ túi riêng188.

- Thứ năm, người tiêu dùng không được cung cấp đầy đủ, chính xác các giấy tờ liên quan đến giao dịch. Hiện nay khi nhận hàng hóa trong các giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng chỉ nhận hàng sau khi đã ký nhận vào biên lai của người giao hàng chứ không nhận được các hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Việc người bán không giao hoặc giao không đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật sẽ khiến cho người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được khi muốn khiếu nại đối với người bán. Ngoài ra, việc không cung cấp hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật sẽ giúp cho người bán trốn tránh được nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Điển hình của loại rủi ro này là trường hơp người tiêu dùng khi mua hàng của công ty TNHH Recess (Lazada) qua trang web: Lazada.vn. Khi giao hàng, Lazada đã không giao đủ hóa đơn, chứng từ cho khách hàng189...

- Thứ sáu, người tiêu dùng gặp rủi ro khi tiến hành giao dịch với người bán lừa

đảo. Trong các giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dụng bị xâm phạm quyền lợi rõ ràng nhất là khi giao dịch với các tổ chức cá nhân có chủ đích lừa đảo, đặc biệt là qua mạng xã hội như facebook, zalo… Người tiêu dùng chỉ liên lạc qua điện thoại hoặc qua trang mạng xã hội. Khi trả tiền xong, người tiêu dùng không nhận được hàng hoặc nhận hàng hoàn toàn khác so với quảng cáo (ví dụ: mua điện thoại nhưng nhận được hộp đựng một viên gạch…). Sau khi bán hàng, người bán lập tức chặn điện thoại, facebook của người mua… Thậm chí khi lượng người tiêu dùng

188 http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1611&CateID=373 (Truy cập ngày 27/7/2018). 189 http://www.vca.gov.vn/chitietbvntd.aspx?ID=3866&Cate_ID=436 (Truy cập ngày 15/8/2018).

khiếu nại lớn hoặc cơ quan quản lý vào cuộc, người bán lập tức bỏ số điện thoại, tài khoản facebook…190

- Thứ bảy, ngoài các rủi ro như đã nêu ở trên thì khi tham gia các giao dịch

thương mại điện tử, người tiêu dùng còn có thể phải đối mặt với các rủi ro như: Hàng

hóa mà người tiêu dùng nhận được không giống như quảng cáo hay hình ảnh mà người tiêu dùng căn cứ vào đó để quyết định mua hàng về hình dáng, tính năng, công dụng, chức năng, chất liệu, thông số kỹ thuật, xuất xứ...; Giao thiếu hàng khuyến mãi: Trong một số trường hợp hàng hóa đã hết chương trình khuyến mại nhưng tổ chức, cá nhân kinh doanh không điều chỉnh thông tin với mục đích tiếp tục thu hút người tiêu dùng. Sau đó, giao thiếu hàng khuyến mại; Giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại: Nhiều người tiêu dùng khiếu nại nhận hàng bị vỡ hoặc hư hỏng nhưng người bán từ chối đổi lại hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc đổ lỗi cho người tiêu dùng hoặc đơn vị vận chuyển; Giao hàng chậm: Giao hàng chậm so với thời gian đã cam kết mà không có lý do chính đáng, cũng không hàng động bù đắp quyền lợi cho người tiêu dùng; Hủy đơn hàng không lý do: Một số người bán hàng đã cố tính hủy đơn hàng đã được xác nhận trước đó để buộc người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn mà không đưa ra bất kỳ lý do chính đáng nào...

- Thứ tám, chưa có quy định của pháp luật về việc ai phải chịu trách nhiệm đối

với các thông tin từ chatbots. Chatbots là phần mềm tương tác được tích hợp trong các trang web thương mại điện tử. Chatbots được xây dựng dựa trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo, tự thu thập và tổng hợp dữ liệu lớn. Chatbots có khả năng xử lý dữ liệu và phản ứng thông minh với các tình huống thực tế trong quá trình đàm thoại, tương tác với người dùng. Chatbots ngày càng được sử dụng phổ biến trong hoạt động bán hàng, marketing, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng một cách tự động. Trong tương lai không xa, việc sử dụng chatbots sẽ càng phổ biến khi máy có khả năng học nhanh hơn và trí tuệ nhân tạo tiến dần đến khả năng tư duy như con người. Mặc dù, chatbots có khả năng xử lý dữ liệu dựa trên sự phân tích dữ liệu lớn trên nền tảng của trí tuệ

nhân tạo nhưng không thể khẳng định rằng chatbots không đưa các thông tin, các ý kiến tư vấn sai. Trong trường hợp này, nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Vấn đề này cần sự quy định cụ thể của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, pháp luật thương mại điện tử được làm sáng tỏ trong Chương 1, luận án đã tiến hành phân tích các nội dụng cụ thể của pháp luật thương mại điện tử trên cơ sở đó luận án đã đánh giá các hạn chế trong các quy định của pháp luật ở Việt Nam, cụ thể như sau:

- Đối với quy định của pháp luật về thông điệp dữ liệu: chưa có quy định của pháp luật về thông điệp dữ liệu an toàn, tin cậy; chưa quy định rõ trách nhiệm của người tạo và người gửi thông điệp dữ liệu; chưa có quy định cụ thể của pháp luật về việc số hóa tài liệu.

- Đối với quy định của pháp luật về chữ ký điện tử: chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử; chưa có quy định bắt buộc đối với việc chứng thực chữ ký điện tử...

- Đối với quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử: chưa quy định rõ trách nhiệm của bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng thương mại điện tử; hạn chế về quy định hợp đồng thương mại điện tử vô hiệu.

- Đối với quy định của pháp luật về thanh toán trong thương mại điện tử: cần luật hóa các quy định về thanh toán trong thương mại điện tử; cần quy định rõ nghĩa vụ của bên trung gian trong quá trình thanh toán.

- Đối với quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử: có sự bất cập trong quy định về quyền tác giả, tên miền trong thương mại điện tử.

- Đối với quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử: bất cập trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng; bất cập về thư rác, tin nhắn rác, cuộc gọi quảng cáo; quy định về thông tin đối với hàng hóa trong thương mại điện tử chưa rõ ràng, chưa cụ thể.

Các nội dung của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam được phân tích trong Chương 2 và phần phân tích hạn chế của pháp luật đối với từng nội dung sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng cho công tác xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam

Chủ đề của Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.191” Ngày 15/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với các quan điểm: (1) Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; (2) Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia; (3) Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong khi nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển; (4) Việc hỗ trợ, tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử được thực hiện theo mô hình: lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm một số lĩnh vực/địa phương phát triển thương mại điện

191 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII – Tập 1, NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 105.

tử để đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Các mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 150 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w