3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam phải quan tâm các yếu
các yếu tố chi phối đến pháp luật thương mại điện tử
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng giống với pháp luật thương mại truyền thống như:
sự phát triển của kinh tế - xã hội; chế độ chính trị; tập quán, thói quen thương mại... thì pháp luật thương mại điện tử còn bị chi phối bởi các yếu tố sau:
3.1.3.1. Quyền tự do hợp đồng:
Trong nền kinh tế thị trường, do được thiết lập trên nền tảng pháp lý của quyền tự do kinh doanh, quan hệ thương mại và đầu tư có phương thức hình thành chủ yếu
thông qua các quan hệ hợp đồng204. Hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng đều có bản chất là sự tự do, tự nguyện bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên chủ thể đối với nhau. Một trong các quyền của các bên chủ thể trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng là quyền thỏa thuận và thống nhất về hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Về vấn đề hình thức của hợp đồng, pháp luật của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều cho phép các bên chủ thể có quyền thỏa thuận với nhau về hình thức của hợp đồng (trừ một số trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng). Việc ứng dụng ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại đã làm phát sinh một đã làm phát sinh một hình thức mới của hợp đồng đó là thông điệp dữ liệu. Với các ưu điểm vốn có của mình như nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu chi phí..., mà hình thức giao dịch điện tử đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch nói chung và các giao dịch trong thương mại nói riêng.
Việc sử dụng rộng rãi hình thức thông điệp dữ liệu vào các giao dịch trong đời sống xã hội đã có những tác động đến pháp luật của các quốc gia. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các giao dịch điện tử, để bảo đảm trật tự quản lý của nhà nước (đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại), cũng như để phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới thì pháp luật của hầu hết các quốc gia đều thừa nhận thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như hợp đồng được giao kết theo hình thức bằng văn bản. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể thực hiện quyền tự do lựa chọn cách thức ký giao kết hợp đồng.
3.1.3.2. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Hiện nay, khi nói đến thương mại điện tử nhiều người sẽ có liên hệ ngay đến Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền với Internet. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về thương mại điện tử, nhưng tựu trung lại có hai quan điểm về thương mại điện tử là: Thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng và
204 TS. Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, trang 7.
thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange); chuyển tiền điện tử (Electronic Fund Transfer) và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng (Electronic Credit Card). Hiểu theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Theo quan điểm này, thương mại điện tử sẽ bị hạn chế trong phạm vi các giao dịch với khách hàng và thực hiện thanh toán thông qua Internet. Như vậy, cho dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì để thương mại điện tử có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu205. Đối với thương mại điện tử, công nghệ thông tin và truyềnthông đóng vai trò là môi trường, là điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm bảo đảm cho các giao dịch trong thương mại điện tử được diễn ra thông suốt và an toàn.
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, để có thể điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử thì pháp luật của các quốc gia phải luôn có sự cập nhật để có thể bắt kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là các quy định về bảo đảm an toàn trong các giao dịch thương mại điện tử. Sự tương thích của pháp luật với sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông không chỉ dừng lại ở trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu do đặc điểm không biên giới trong các giao dịch thương mại điện tử.
3.1.3.3. Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế và các hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài
Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện một quan điểm cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại, đồng thời cũng không thể phủ nhận áp lực cạnh tranh khi tham gia vào thương mại quốc tế (đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển).
205 Trường Đại học Ngoại Thương (2013), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Bách Khoa – Hà Nội, trang 47.
Nhưng thực tiễn đã chứng minh, các quốc gia (cho dù quốc gia phát triển hay đang phát triển) chỉ có thể khai thác một cách tốt nhất lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối của mình để phát triển kinh tế - xã hội nếu quốc gia đó tham gia vào thương mại quốc tế. Lợi ích của việc tham gia thương mại quốc tế đã khiến cho hầu hết các quốc gia trên thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với tất cả những gì mà thương mại quốc tế mang lại thì có thể khẳng định thương mại quốc tế không chỉ có vai trò quan trọng đối với kinh tế thế giới trong thời điểm hiện tại mà còn là xu thế tất yếu trong tương lai.
Tuy nhiên, để có thể tham gia ngày càng sâu rộng vào thương mại quốc tế thì đòi hỏi hệ thống pháp luật của các quốc gia có sự tương thích với nhau và phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với pháp luật thương mại điện tử do tính “không biên giới” trong các giao dịch thương mại điện tử.