Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG Hướng dẫn đánh giá, thẩm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn tiêu chí hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nơng thơn địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 (Trang 126 - 127)

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT /.

2.Kết quả thực hiện

2.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 2.2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn:

- Thống kê số lượng các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, trên địa bàn xã: Loại hình sản xuất, quy mô, công suất, các hồ sơ thủ tục về môi trường, các công trình xử lý chất thải (theo biểu mẫu gửi kèm)

- Hoạt động của các chợ dân sinh trên địa bàn xã (nếu có) - Đối với các làng nghề (nếu có):

+ Hồ sơ thủ tục về môi trường của các cơ sở trong làng nghề; các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải; phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (nếu có) theo quy định; cam kết tuân thủ các quy định đóng góp về tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và kinh phí xử lý chất thải nói riêng;

+ Kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề: Hệ thoát nước, hệ thống xử lý chất thải;

+ Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường của làng nghề.

2.3. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

2.4. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn

- Việc bê tông và nhựa hóa các tuyến đường liên thôn, đường nội đồng hoặc đổ cấp phối, hệ thống mương thoát nước mưa hai bên đường.

- Việc ban hành đề án bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi của UBND xã, trong đó, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, tổ chức hội, đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân xã) phụ trách công tác vệ sinh môi trường tại các khu vực công cộng của thôn, xã và các khu dân cư;

- Phát động và thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp; tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, đường giao thông trong xã;

- Việc xây dựng các hương ước, quy ước về BVMT tại các thôn, bản.

2.5.Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định

a. Thu gom nước thải sinh hoạt của khu dân cư

- Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh; - Hệ thống tiêu thoát nước chung của các khu dân cư.

b. Thu gom rác thải sinh hoạt của khu dân cư

- Công tác thu gom, phân loại rác thải tại các hộ gia đình;

- Công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã: Số lượng các tổ thu gom rác thải, phương thức thu gom, vận chuyển, số điểm trung chuyển rác thải, các bãi rác quy hoạch,...

c. Thu gom chất thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp

- Công tác thu gom, xử lý các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ,...tại khu vực đồng ruộng

- Triển khai mô hình tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp để sản xuất nấm ăn, sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất viên đốt sinh học từ rơm rạ, thân cây, lõi ngô, vỏ lạc, vỏ trấu...

2.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch:

- Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ: …% - Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh, tỷ lệ: …%

- Số hộ có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ: …%

- Công tác vệ sinh nhà cửa, đường lãng, ngõ xóm của các hộ gia đình theo tiêu chí 3 sạch theo quy định.

2.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:

- Thống kê số lượng các, trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã: Loại hình sản xuất, quy mô, công suất, các hồ sơ thủ tục về môi trường, các công trình xử lý chất thải (theo biểu mẫu gửi kèm).

2.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG Hướng dẫn đánh giá, thẩm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn tiêu chí hồ sơ đề nghị thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nơng thơn địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 (Trang 126 - 127)