Chương trình hợp tác phát triển của WIPO

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỦA WIPO (Trang 37 - 44)

Giới thiệu

3.222 Việc hợp tác phát triển của WIPO nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển - gồm cả những nước kém phát triển (LDCs), vì mục tiêu này mà một bộ phận đặc biệt đã được thành lập tại Văn phòng của WIPO - để những nước này đạt được trình độ phát triển kinh tế xã hội thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của họ, cho phép họ tham gia cộng tác một cách hiệu quả với những nước phát triển hơn và chủ yếu là mang lại vị trí cho họ trên thế giới.

Mục tiêu

3.223 Mục tiêu sự hợp tác của WIPO đối với chương trình phát triển đạt được hoặc trực tiếp bằng việc cung cấp các thông tin pháp luật, thông tin thực tiễn và hành chính, hướng dẫn và đào tạo cho chính phủ và các tổ chức tại những nước đang phát triển, hoặc gián tiếp, bằng cách tạo điều kiện liên hệ giữa họ với các cơ quan tư nhân và cơ quan nhà nước trên toàn thế giới và vì vậy mà cũng có thể giúp đỡ họ.

3.224 Các mục tiêu chính của việc hợp tác vì chương trình phát triển là nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc:

- thiết lập hệ thống sở hữu trí tuệ hiện đại và có chức năng tốt, về pháp chế và hành chính, và về nhân sự được đào tạo thích hợp cùng với việc sử dụng thiết bị hiện đại;

- phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt do Học viện thế giới của WIPO đào tạo;

- thông qua các chính sách kịp thời và có cơ sở để đáp ứng những thách thức hiện thời và thách thức mới của sở hữu trí tuệ như việc gìn giữ, bảo quản và phổ biến đa dạng sinh học, việc sử dụng kiến thức truyền thống nhằm mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, đẩy mạnh bảo hộ các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian, và các quan hệ thương mại điện tử; - thúc đẩy hợp tác giữa các nước đang phát triển, đặc biệt bằng cách sử dụng Mạng thông tin toàn cầu của WIPO (WIPOnet), để cùng đóng góp tất cả các nguồn thông tin kỹ thuật hữu ích hiện có ở cấp độ khu vực và cận khu vực;

- phát triển và điều chỉnh công nghệ thông tin, về cả mặt thực tiễn và luật pháp, nhằm hài hòa và đẩy mạnh việc áp dụng sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới.

3.225 Sáng tạo và sử dụng sở hữu trí tuệ thông qua việc thiết lập cơ cấu hỗ trợ cải tiến và chuyển giao công nghệ.

3.226 Để tiến hành các hoạt động hoàn thiện những mục tiêu này, WIPO đã thực hiện những dự án và hoạt động đáp ứng nhu cầu của các nhóm cá biệt những nước đang phát triển. 3.227 Một Ủy ban thường trực về Hợp tác để phát triển liên quan tới Sở hữu trí tuệ được thành lập vào năm 1999, hướng dẫn các Chương trình thường xuyên trong cả hai lĩnh vực sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả và các quyền liên quan. Tư cách thành viên của Ủy ban mở rộng cho tất cả các nước thành viên của WIPO. Ủy ban đã họp hai lần, vào năm 1999 và năm 2001 và tại kỳ họp cuối cùng có đại diện của 84 quốc gia, cũng như 19 tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cùng với các quan sát viên.

3.228 Ủy ban thường trực là một diễn đàn tranh luận về chính sách và thực tiễn các vấn đề sở hữu trí tuệ đặc biệt liên quan tới các nước đang phát triển. Diễn đàn tập trung vào tất cả những thách thức mới như đã nêu trên (xem ở phần đầu chương này mục nói về Mục tiêu của các nước đang phát triển). Các phiên họp của ủy ban đặc biệt xem xét những khởi xướng mới mẻ hơn nhằm giúp các nước đang phát triển đáp ứng được những thách thức đó: nội dung chính của cuộc thảo luận, trong số những nội dung khác, là phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi hoạt động của Học viện thế giới của WIPO, trợ giúp những nước kém phát triển, nâng cao và mở rộng quản lý tập thể về bản quyền tác giả và các quyền liên quan (đặc biệt liên quan tới sự phát triển của hệ thống khu vực), nâng cao cải tiến trong mọi lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế và văn hóa, những tiếp cận mới về kiến thức truyền thống, các ngân hàng gen và văn hóa dân gian, và, hỗ trợ cho tất cả những hoạt động này và các hoạt động khác, các biện pháp cần có để cho phép các nước đang phát triển được hưởng lợi đầy đủ từ công nghệ thông tin tiên tiến nhất. Ủy ban thường trực sẽ tiếp tục họp cứ hai năm một lần.

Hợp tác phát triển về sở hữu trí tuệ

3.229 Các hoạt động hợp tác phát triển của WIPO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển về những vấn đề sau:

- đào tạo các cán bộ chính phủ và những đại diện trong khu vực tư nhân, như luật sư, người đại diện và nhân viên của các tổ chức quản lý tập thể làm việc trong lĩnh vực bản quyền tác giả và các quyền liên quan;

- cung cấp tư vấn về pháp luật và trợ giúp trong việc soạn thảo mới, hoặc sửa đổi pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ;

- thành lập hoặc củng cố các cơ quan sở hữu trí tuệ và những viện có liên quan khác; - thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và phát minh, đổi mới ở bản địa;

- sử dụng công nghệ thông tin chứa trong các tài liệu sáng chế; - thiết lập chương trình cho các nhà lập pháp và tư pháp;

- nâng cao nhận thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các doanh nghiệp địa phương và các học viện giáo dục.

Đào tạo

3.230 Chương trình đào tạo của WIPO bao gồm nhiều khóa học đặc biệt và các khóa học thường xuyên được tổ chức hàng năm tại một số nước phát triển và đang phát triển, để đào tạo tập thể cho các cán bộ chính phủ và những người khác, gồm những cuộc thảo luận thường kỳ, các cuộc hội thảo và những hình thức họp khác ở cấp khu vực và cận khu vực mà tại đó các cán bộ chính phủ và những nhân viên khác đến từ các nước đang phát triển cùng tham gia. Ngoài ra, cán bộ chính phủ có liên quan tới các cơ quan sở hữu trí tuệ và các viện khác ở những nước phát triển hay nước đang phát triển được đào tạo thực tế, và các cán bộ trung và cao cấp được cử đi thăm quan những cơ quan đó. WIPO cũng tổ chức đào tạo nghề nghiệp tại một số nước do các chuyên gia quốc tế đảm nhiệm. Trình độ đào tạo có từ cấp cơ sở, các khóa học giới thiệu chung tới các khóa học bồi dưỡng hoặc chuyên biệt dành cho những cán bộ chịu trách nhiệm về quản lý sở hữu trí tuệ.

3.231 Các chương trình đào tạo đã mở rộng cho những nhóm người khác có lợi ích liên quan ngoài những cán bộ chính phủ làm việc trong cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia. Những người này bao gồm các luật sư tư nhân và những luật sư đang tập sự, nhân viên của các viện nghiên cứu và phát triển, của các doanh nghiệp và của các tổ chức quản lý tập thể, đại diện của tòa án, cán bộ của các cơ quan thi hành pháp luật như công an và hải quan, của bộ thương mại và bộ ngoại giao và những người khác giải quyết các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ. 3.232 Người ta cũng muốn rằng việc giảng dậy luật sở hữu trí tuệ cần được mở rộng tại một số trường đại học ở những nước đang phát triển. Văn phòng quốc tế cũng đã trao học bổng vì mục đích này cho giảng viên các trường đại học ở những nước đang phát triển nhằm cho phép họ kiểm tra khóa học và nội dung giảng dậy để giới thiệu hoặc nâng cao việc giảng dậy ở cấp đại học. Điều này có nghĩa là việc đào tạo được tập trung chuyên sâu hơn.

3.233 Mục đích của hoạt động đào tạo là nhằm cho phép các cán bộ chính phủ và những nhân viên khác từ các nước đang phát triển lĩnh hội kiến thức và thực tiễn về nhiều khía cạnh sở hữu trí tuệ, để họ có thể tổ chức và quản lý hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ của nước mình. Hoạt động đào tạo chiếm vị trí nổi trội trong chương trình hợp tác phát triển của WIPO bởi luật pháp và quy chế thành lập, tuy rằng có thể tốt thì cũng ít được sử dụng nếu không có những nhân viên có trình độ để quản lý chúng.

Hỗ trợ và tư vấn pháp lý

3.234 Trong những năm gần đây, đã có nhiều ví dụ về lợi ích ngày càng tăng, về phía chính phủ của các nước đang phát triển tại nhiều khu vực trên thế giới, trong việc biến sở hữu trí tuệ thành một công cụ hữu hiệu trong quá trình phát triển. Sự tồn tại của luật sở hữu trí tuệ phù hợp với những nhu cầu của nước liên quan là tiền đề của một hệ thống sở hữu trí tuệ hiệu quả. 3.235 Vì lý do này, WIPO đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn trong việc soạn thảo luật sở hữu trí tuệ ở nơi mà luật sở hữu trí tuệ chưa tồn tại, và trong việc sửa đổi luật hiện hành khi không còn phù hợp cho các ưu tiên và yêu cầu kinh tế của nước đó. Thêm vào đó, sự tham gia vào các thỏa ước quốc tế buộc các nước phải sửa lại luật cho phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ được quy định trong các thỏa ước đó.

3.236 Theo yêu cầu của một chính phủ, WIPO sẽ đưa ra ý kiến về dự thảo luật do chính phủ soạn thảo hay chuẩn bị dự thảo luật theo đúng mong muốn của chính phủ và yêu cầu của nước liên quan. Những yêu cầu và mong muốn này sẽ được tìm hiểu rõ thông qua thảo luận và điều tra do các chuyên gia của WIPO thực hiện ngay. Sau đó, văn bản dự thảo sẽ được trình lên cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu và bình luận. Những việc tiếp sau đó thường là trao đổi qua thư và các cuộc viếng thăm giữa các cơ quan và chuyên gia của WIPO nhằm làm sáng tỏ và hoàn thiện văn bản.

3.237 Văn phòng quốc tế của WIPO đã cung cấp sự hỗ trợ pháp lý dưới hai dạng - soạn thảo luật mẫu và hỗ trợ soạn thảo pháp luật quốc gia. Văn phòng quốc tế đã soạn thảo một số luật mẫu để các nước đang phát triển sử dụng. Những văn bản này được chuẩn bị qua cuộc họp của các chuyên gia tới từ các nước phát triển và đang phát triển, làm việc trên cơ sở các dự thảo do Văn phòng quốc tế chuẩn bị và, trong mọi trường hợp, được trình để lấy ý kiến của các quốc gia và sau đó được thông qua trong các cuộc họp của các chuyên gia chính phủ. 3.238 Thêm vào đó, WIPO đã soạn thảo các luật mẫu hoặc các hướng dẫn cho các nước đang phát triển để xem xét những đối tượng như sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và li xăng sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quyền liên quan, việc thi hành các thỏa ước, thi hành các thủ tục li xăng bản dịch và li-xăng việc tái bản theo Công ước Berne, và bảo hộ kiến thức truyền thống và các biểu hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Hỗ trợ về quy chế thành lập

3.239 Đối với một nước liên quan, một bộ luật chưa phải là điểm kết thúc. Luật pháp cung cấp một khuôn khổ quan trọng trong đó hệ thống sở hữu công nghiệp sẽ thực hiện chức năng. Pháp luật phải được quản lý và sử dụng, và vì mục đích đó mà phải có thủ tục và bộ máy quản lý phù hợp.

3.240 Tại đây, WIPO có những ý kiến về mặt chuyên môn đưa ra cho các chính phủ và các cơ quan. Theo yêu cầu của các nước, những chuyên gia của WIPO được gửi đi để đưa ra những lời khuyên kịp thời về những vấn đề như thành lập, thủ tục tự động hoá và sắp xếp hợp lý, chuẩn bị chương trình, tiếp nhận thiết bị thích hợp bao gồm phần cứng và phần mềm máy tính, tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật được yêu cầu, thiết lập những liên kết với các cơ quan nước ngoài, đánh giá các yêu cầu về nhân sự và những nhu cầu về đào tạo, tận dụng không gian văn phòng và việc xác định bảng phí hợp lý. Trong lĩnh vực bản quyền tác giả và các quyền liên quan, WIPO đặc biệt chú ý tới việc thành lập và củng cố hệ thống quản lý tập thể thực hiện việc đảm bảo quyền và lợi ích của tác giả, nhà soạn nhạc và người biểu diễn, thu và phân phối thù lao, và cũng đóng góp vào việc nâng cao giáo dục và văn hoá, cũng như trợ giúp trong việc tham gia trao đổi văn hoá quốc tế.

3.241 Thường thì những thay đổi và xúc tiến về mặt hành chính như vậy được WIPO cùng thảo luận với các cơ quan liên quan lên kế hoạch để thực thi trong một khoảng thời gian, phụ thuộc vào các ưu tiên và những nguồn sẵn có.

3.242 Để một hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ thật sự hữu ích, nó cần phải phục vụ cho công chúng. Tại nhiều nước, hệ thống sở hữu trí tuệ chưa được sử dụng hết các tiện ích của nó do công chúng, trong đó gồm cả những người sáng tạo và giới doanh nhân chưa nhận thức được những thuận lợi mà hệ thống mang lại và vai trò của hệ thống trong quá trình phát triển. Vì vậy mà WIPO đã tổ chức các buổi họp nhằm vào việc xây dựng, bắt đầu với nhận thức về sở hữu trí tuệ bằng cách trả lời những câu hỏi cơ bản như: sở hữu trí tuệ là gì, những yếu tố tạo thành của sở hữu trí tuệ là gì, sở hữu trí tuệ giúp cho sự phát triển thương mại, công nghệ và

phát triển văn hóa như thế nào, và làm sao để sử dụng và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ ở cấp quốc gia?

Khuyến khích cải tiến, sáng tạo bản địa và khuyến khích óc sáng tạo

3.243 Như đã xem xét trước đây, vai trò mà hệ thống sở hữu trí tuệ có thể đóng góp trong sự phát triển văn hóa, kinh tế, kỹ thuật từ lâu đã được ghi nhận tại các nước đang phát triển. Sự bảo hộ mà luật sở hữu trí tuệ cung cấp mang lại nhiều sáng tạo, cải tiến và sáng chế hơn, nhiều đầu tư hơn và nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển (R và D) trong các lĩnh vực kỹ thuật, dẫn đến những tiến bộ công nghệ và bằng cách đó nâng cao chất lượng đầu ra công nghiệp, và sự bảo hộ có được bằng việc tiếp cận rộng lớn hơn tới các sáng tạo có nguồn gốc nước ngoài, trong một môi trường văn hóa và giáo dục mà sẽ thúc đẩy sự phát triển nói chung.

3.244 Nếu không có hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia thì một đất nước sẽ khó khăn trong việc khuyến khích và bảo hộ các kết quả của sáng tạo và cải tiến bản địa. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia WIPO, các chính phủ có thể phân chia nhiều cách thức và phương tiện khuyến khích các doanh nhân và doanh nghiệp địa phương, sáng tạo của các hiệp hội quốc gia trong lĩnh vực, quy định tư vấn pháp luật về các thủ tục bảo hộ, hỗ trợ về mặt tài chính và các khuyến khích, ghi nhận của công chúng về các nhà sáng tạo và nhà sáng chế, trao giải qua thi đấu…Qua sự tham gia rộng lớn vào các sự kiện và các cuộc thi đấu trên toàn quốc và tại các câu lạc bộ trong nhà trường, hiểu biết của công chúng và việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ lại được khuyến khích. Một ví dụ là từ năm 1979, WIPO đã lập một giải thưởng cho các nhà

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỦA WIPO (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w