- Dịch vụ thông tin, dữ liệu: Nhóm các dịch vụ khai thác thông tin thuộc CSDL quốc gia; hệ
7.5.1. Nguyên tắc hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ
Hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ bao gồm các thành phần chính sau đây:
- Môi trường, tài nguyên chạy ứng dụng như: các hệ quản trị CSDL, công cụ quản trị CSDL, hệ điều hành (OS), môi trường ảo hóa …
- Nền tảng phát triển ứng dụng: chia làm 3 nhóm:
+ Nền tảng Devops: Tập hợp các quy trình, công cụ giúp tự động hóa quá trình phát triển và triển khai phần mềm, bao gồm các thành phần chính: Môi trường triển khai ứng dụng (microservice, container); các công cụ quản trị và kiểm thử (self-services; CMS - Configuration Management System; công cụ Monitoring, logging …); Kho mã nguồn ứng dụng;
+ Các công nghệ nền tảng 4.0: Tập hợp các công nghệ cốt lõi trong giai đoạn 4.0 phục vụ Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số như: Cloud Computing, Big Data, AI, Machine learning, block chain, IoT platform …
+ Các công cụ nền tảng phục vụ báo cáo, chỉ đạo, điều hành như: Bản đồ số; công cụ báo cáo, trực quan hóa số liệu; công cụ phân tích dữ liệu…
- Hạ tầng máy chủ: Cung cấp năng lực xử lý, tính toán cho các dịch vụ CNTT. Các công nghệ về máy chủ như: máy chủ vật lý, máy chủ ảo hóa, máy chủ đám mây.
- Thiết bị lưu trữ: Tập hợp các thiết bị có chức năng lưu trữ, sao lưu dữ liệu phục vụ việc lưu trữ dữ liệu có cấu trúc (SQL) và phi cấu trúc (NoSQL, tệp hệ thống, ...). Các công nghệ thiết bị lưu trữ như: lưu trữ nội bộ, lưu trữ SAN, lưu trữ mạng NAS.
- Hạ tầng truyền dẫn: Tập hợp các thiết bị có chức năng chuyển mạch, định tuyến, xử lý đa dịch vụ được kết nối với nhau tạo nên các hệ thống mạng như mạng diện rộng (WAN) của Bộ, mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD), mạng cục bộ (LAN) các đơn vị, kết nối internet.
- Hạ tầng kỹ thuật dùng chung (Trung tâm dữ liệu): Trung tâm dữ liệu là nơi đặt, quản lý và đảm bảo điều kiện cho các thiết bị mạng, máy chủ, lưu trữ, kết nối mạng và các dịch vụ CNTT hoạt động liên tục, ổn định và an toàn.
- Dịch vụ cơ sở hạ tầng: Tập hợp các dịch vụ CNTT về cơ sở hạ tầng như: dịch vụ chữ ký số, thư điện tử, dịch vụ xác thực, dịch vụ cung cấp hạ tầng ảo hóa, dịch vụ mạng riêng ảo,… Danh mục các dịch vụ cơ sở hạ tầng chính được liệt kê chi tiết trong phần tiếp theo.
- Hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin: Tập hợp giải pháp, thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh thông tin như: tường lửa, chống tấn công mạng (IPS), chống tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), chống thất thoát dữ liệu, chống virus, sao lưu phục hồi dữ liệu,...
Nguyên tắc hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ cần đảm bảo:
- Về mặt hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, theo quy định của Kiến trúc 2.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, các hệ thống CPĐT sử dụng Mạng TSLCD, kết hợp các hạ tầng mạng khác để kết nối, truyền tải thông tin dữ liệu CPĐT; kết nối giữa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia với các Nền tảng CPĐT của các Bộ, ngành và nền tảng CQĐT của các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Tuân thủ các quy định, văn bản hướng dẫn đã được ban hành của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khi thiết kế Kiến trúc CPĐT Bộ GTVT phiên bản 2.0;
- Tuân thủ các quy định, quy trình sản xuất phần mềm theo Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Tuân thủ các yêu cầu về an toàn thông tin cấp bộ và cấp quốc gia đối với các hệ thống CSDL quốc gia, CSDL ngành;
- Ứng dụng các kỹ thuật, xu hướng công nghệ mới phù hợp với bối cảnh 4.0; Chương trình chuyển đổi số và lộ trình phát triển CNTT ngành GTVT trong trung hạn và dài hạn như: Big data, Cloud computing, IoT Platform, AI, Machine Learning, Block chain …;
- Thiết kế cần có tính kế thừa, tận dụng được tối đa hạ tầng kỹ thuật, mạng, bảo mật hiện tại theo hướng đầu tư hiệu quả, tiết kiệm, tối ưu;
- Kiến trúc hạ tầng CNTT cần có sự linh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển theo thực tế;
- Lựa chọn các hạng mục, thành phần trong kiến trúc hạ tầng có thể thực hiện theo hình thức thuê dịch vụ CNTT.