Kiểm tra riêng lẻ Hiệu chuẩn lưu lượng 1 Quy định chung

Một phần của tài liệu tcvn8438-1-2010 (Trang 28)

6. Thử nghiệm và hiệu chuẩn 1 Thử áp suất và thử kín

6.3. Kiểm tra riêng lẻ Hiệu chuẩn lưu lượng 1 Quy định chung

6.3.1. Quy định chung

Tất cả các đồng hồ cấp 1 phải được hiệu chuẩn dưới điều kiện có lưu lượng trong thời gian mà đồng hồ không tạo ra bất cứ cảnh báo tới hạn nào. Đối với đồng hồ cấp 2 hiệu chuẩn lưu lượng được khuyến cáo sử dụng. Việc hiệu chuẩn của các đồng hồ dưới các điều kiện có dòng chảy (lưu lượng hoặc hiệu chuẩn lưu lượng) được yêu cầu bởi vì:

● Các yêu cầu luật pháp quốc gia ● Các yêu cầu độ chính xác cao ● Ứng dụng cho giao nhận thương mại.

Nói chung, USM có thể được vận hành tại các vận tốc lưu lượng cao hơn nhiều (lên đến vận tốc trung bình 30 m/s hoặc thậm chí cao hơn), so với đồng hồ tuốc bin hoặc đồng hồ tiêt lưu với cùng đường kính. Điều này dẫn đến tỷ số quay trở lại cao. Thường xuyên các vận tốc cao như vậy không được sử dụng trong hệ thống đo (ví dụ do lặp đặt nối tiếp nhiều đồng hồ turbine hoặc giới hạn phát nhiễu). Trong trường hợp đó khuyến cáo lựa chọn lưu lượng hiệu chuẩn không theo Qmax,design của đồng hồ mà theo lưu lượng lớn nhất của ứng dụng (Q max,op), xem 5.1.1. Trong trường hợp này giới hạn được đưa ra trong 5.8.1 được tính toán lại cho Qmax mới = Q max,op

Cả USM và USMP riêng biệt đều được hiệu chuẩn, như mô tả trong 5.9.3.5 Hai phương pháp hiệu chuẩn trong điều kiện có lưu lượng được sử dụng: ● Hiệu chuẩn lưu lượng tại phòng thí nghiệm

● Hiệu chuẩn lưu lượng tại hiện trường (không khuyến cáo cho đồng hồ cấp 1) (xem 7.6.3). Hiệu chuẩn lưu lượng cho ra một bộ sai số hệ thống, như là hàm đối với lưu lượng (và/hoặc số Reynolds) được sử dụng để hiệu chính đầu ra của đồng hồ. Bộ sai số này thường được trình bày dưới dạng “đường cong hiệu chuẩn”.

Sự khác biệt về kích thước do khác biệt áp suất và nhiệt độ giữa hiệu chuẩn và vận hành có thể được hiệu chính theo mô tả trong 4.6.

Một phần của tài liệu tcvn8438-1-2010 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w