MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

Một phần của tài liệu TAI LIEU HOI NGHI HO TICH (Trang 42)

Tình huống 1: Cháu A sinh năm 2019 nhưng hiện nay vẫn chưa được đăng ký khai sinh, bố mẹ cháu đi làm ăn xa quê, hiện nay cháu đang ở với ông bà nội. Nay ông bà muốn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu, anh chị hãy hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu A.

Trả lời:

- Về trách nhiệm đi đăng ký khai sinh: Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch quy định như sau: Cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Do đó, trong trường hợp này ông bà có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ.

- Về thẩm quyền đăng ký khai sinh: Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch: Việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của cha hoặc người mẹ.

Nơi cư trú được hiểu theo luật Cư trú bao gồm: Nơi đăng ký thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi đang sinh sống.

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang thực tế sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Do đó ông bà nội cháu A sẽ ra UBND cấp xã nơi mình đang cư trú thực hiện đăng ký khai sinh cho cháu.

- Về thủ tục đăng ký khai sinh:

Điều 16 Luật Hộ tịch quy định như sau:

Người đi đăng ký khai sinh nộp 01 bộ hồ sơ, có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho cán bộ tư pháp hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; đăng ký khai sinh trực tuyến.

Trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng).

Tuy nhiên, do người yêu cầu đăng ký khai sinh phải trực tiếp nhận và ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh nên người này (người khai và ký trong Tờ khai đăng ký khai sinh) phải trực tiếp tới cơ quan đăng ký hộ tịch để hoàn tất thủ tục và nhận kết quả.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký khai sinh: Theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2010 của Bộ Tư pháp.

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh...), nơi trẻ em sinh ra cấp (hiện nay việc quy định về mẫu giấy chứng sinh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT).

Thủ tục cấp giấy chứng sinh trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ: Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 27/2019/TT-BYT ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi một số điều của Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau:

“b) Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 27/2019/TT-BYT ngày 27/9/2019 của Bộ trường Bộ Y tế.

Nếu trường hợp sinh con ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng). Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm Giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

- Trong trường hợp ủy quyền đi đăng ký khai sinh: phải có văn bản ủy quyền đã được được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.

Giấy tờ phải xuất trình:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP;

Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Tình huống 2: Do có con ngoài giá thú, sức khỏe yếu nên chị Nguyễn Thị H không thể trực tiếp đi đăng ký khai sinh cho con, chị có nhờ mẹ đẻ là bà L ra UBND xã nơi cư trú thực hiện đăng ký khai sinh. Chị H muốn đặt tên bé là Nguyễn Minh An. Tuy nhiên sau khi bà L ra UBND xã đăng ký lại đặt tên cháu là Nguyễn Văn An. Do đó, chị H có yêu cầu UBND xã đã thực hiện đăng ký khai sinh hủy bỏ giấy khai sinh đã cấp cho con chị. Trường hợp này công chức tư pháp – hộ tịch giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Người đi đăng ký khai sinh có trách nhiệm phải khai báo chính xác các thông tin liên quan đến khai sinh bao gồm:

+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch.

+ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú.

Các nội dung này, người đi đăng ký khai sinh có trách nhiệm trao đổi thống nhất với cha, mẹ của trẻ và chịu trách nhiệm trước cơ quan đăng ký hộ tịch về việc này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung này cũng được quy định rõ trong mẫu tờ khai đăng ký khai sinh ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2010 của Bộ Tư pháp, cụ thể:

“Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.”

Trong trường hợp trên do bà L đã không cam đoan đúng sự thật, vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Luật Hộ tịch năm 2014. Do đó có đủ căn cứ để thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh đã cấp cho cháu bà L.

Tình huống 3: Chị T đăng ký thường trú tại xã A, nhưng sinh sống và làm việc tại xã B và có đăng ký tạm trú, chị T có con và muốn đăng ký khai sinh cho con tại xã B. Trong trường hợp này UBND xã B có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con chị T không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch: Việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của cha hoặc người mẹ.

Nơi cư trú được hiểu theo luật Cư trú bao gồm: Nơi đăng ký thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi đang sinh sống.

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang thực tế sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Do đó UBND xã B có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con chị T. Sau khi đăng ký khai sinh, Uỷ ban nhân dân xã B có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã A nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.

Tình huống 4: Anh M là công chức tư pháp - hộ tịch xã Y huyện Z tỉnh G, chị H là mẹ của cháu A đã được đăng ký khai sinh năm 2017. Chị H lên UBND xã Y đề nghị anh M bổ sung số định danh cá nhân cho con chị, nếu là anh M thì anh (chị sẽ trả lời chị H như thế nào?)

Trả lời:

- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Về giá trị pháp lý, số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân khi đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực. Đối với công dân đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực, số định danh cá nhân được cấp khi thực hiện thủ tục cấp mới, đổi, thay thế chứng minh nhân dân hoặc đăng ký thường trú. Số định danh cá nhân được ghi trên giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân, số này không thay đổi trong suốt cuộc đời công dân; số định danh cá nhân đã cấp cho công dân này thì không sử dụng để cấp cho công dân khác.

Số định danh cá nhân là số gốc để truy nguyên chính xác về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và được sử dụng làm cơ sở để liên kết các thông tin cá nhân trong các cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực.

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 137/2015/NĐ- CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh quy định như sau:

“1. Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:

...

Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.”

Bắt đầu từ tháng 4 năm 2018, trên địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu triển khai thực hiện Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh, do đó, kể từ ngày triển khai thực hiện Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch thì trẻ em dưới 14 tuổi đi đăng ký khai sinh lần đầu mới được cấp số định danh cá nhân.

Đối với trường hợp trẻ em đã đăng ký khai sinh mà chưa được cấp số định danh cá nhân thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 137/2015/NĐ- CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ thì sẽ được cấp số định danh cá nhân khi đủ điều kiện cấp thẻ Căn cước công dân, cụ thể:

“1. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân...”

Tình huống 5: Chị D và anh H chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo Luật định nhưng đã có 1 con chung ngoài giá thú. Nay chị D muốn đăng ký khai sinh cho con và ghi tên cha đứa trẻ là anh H vào giấy khai sinh. Chị D đã ra UBND xã nơi chị thường trú để làm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp này anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp này UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn chị X làm thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, con.

- Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định; + Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định;

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2010 của Bộ Tư pháp gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứngvề mối quan hệ cha, mẹ, con.

- Điều 5 quy định như sau:

+ Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.

+ Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

Tình huống 6: Anh H sinh ra và lớn lên tại xã N huyện M, trên CMND của anh H ghi nguyên quán là xã X, huyện Y. Anh H có đưa con đến UBND xã (nơi cư trú) làm giấy khai sinh cho con. Khi đi anh H mang theo giấy chứng sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và CMND của hai vợ chồng. Khi điền thông tin vào tờ khai, anh H ghi thông tin ở mục quê quán của cháu là xã N huyện M thì công chức Tư pháp-hộ tịch không đồng ý và

Một phần của tài liệu TAI LIEU HOI NGHI HO TICH (Trang 42)