Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2 (chỉ báo 3* chưa đạt).

Một phần của tài liệu (CHINHTHUC)_BC DGN (CS PhVinh) (Trang 26 - 31)

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

Mức 1:

a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả các hoạt động của nhà trường;

c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2:

Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

1. Điểm mạnh

Nhà trường xác định đúng điểm mạnh và thống nhất điều chỉnh: Nhà trường phân công, sử dụng CBQL, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường.

bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên.

2. Điểm yếu

Nhà trường xác định chưa đúng điểm yếu.

Đoàn nhận định điểm yếu của trường: Nhà trường chưa bổ nhiệm, xếp lương theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên Văn thư (theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ) và nhân viên y tế trường học (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ); hiện tại, trường gián đoạn việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với nhân viên y tế trường học từ tháng 01/2020 đến nay (theo quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Công văn số 869/SGDĐT- TCCB ngày 09/6/2014 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với nhân viên y tế trường học).

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường xây dựng biện pháp pháy huy điểm mạnh phù hợp. - Đoàn đề xuất điều chỉnh, bổ sung biện pháp:

Đầu mỗi năm học, lãnh đạo nhà trường họp bàn để phân công, phân nhiệm CBQL, giáo viên đảm bảo đúng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường nhằm phát huy hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên trong trường; phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cá nhân; thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo các modul, hỗ trợ nghề nghiệp, học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm để cùng tiến bộ và phát triển nhà trường.

Trong những tháng còn lại của năm 2020, Hiệu trưởng gửi văn bản trình Phòng GDĐT để bổ nhiệm, xếp lương theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên Văn thư, nhân viên Y tế; xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GDĐT và thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với nhân viên y tế trường học.

4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2.

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

Mức 1:

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).

1. Điểm mạnh

Nhà trường xác định đúng điểm mạnh:

Kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của trường đạt hiệu quả.

Kế hoạch giáo dục của nhà trường được đánh giá và điều chỉnh kịp thời theo từng tháng.

2. Điểm yếu

Trường xác định đúng điểm yếu: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ứng phó với các tình huống an toàn giao thông, vệ sinh môi trường còn chưa đạt hiệu quả.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến phù hợp.

4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2.

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Mức 1:

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

1. Điểm mạnh

Nhà trường xác định đúng điểm mạnh: Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường luôn được thực hiện tốt. Trong quá trình hoạt động, nhà trường luôn công khai, phổ biến các nội dung các văn bản ban hành, công khai tài chính.

2. Điểm yếu

Nhà trường xác định đúng điểm yếu và thống nhất điều chỉnh: Các thành viên của Ban Thanh tra nhân dân đều là kiêm nhiệm, chưa có cơ hội tiếp xúc kiến thức về nghiệp vụ thanh tra; vì vậy việc tổ chức hoạt động còn chưa thật sự khoa học, chưa đạt đạt hiệu quả cao.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến phù hợp và thống nhất điều chỉnh: Hằng năm, nhà trường tiếp tục phát huy việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong trường học; Chi bộ nhà trường chỉ đạo cho Công đoàn cơ sở họp Ban Thanh tra nhân dân hướng dẫn, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giám sát khoa học, hợp lý để việc giám sát được thường xuyên và liên tục.

Đoàn bổ sung biện pháp: Hằng năm, Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn trường tiếp tục duy trì việc thực hiện tốt quy chế dân chủ trong mọi hoạt động nhà trường và công khai theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tiếp tục phổ biến, tuyên truyền Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các văn bản pháp luật tới CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS để công khai và thực hiện khiếu nại, tố cáo (nếu có) đúng quy định; xây dựng biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt mức 2.

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Mức 1:

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Mức 2:

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

1. Điểm mạnh

Nhà trường xác định đúng điểm mạnh và thống nhất điều chỉnh:

Lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có chú ý đến công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống cháy nổ, phòng chống bạo lực học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Trong 05 năm qua, nhà trường không để xảy ra các tệ nạn xã hội, không có cháy, nổ; không có bạo lực học đường diễn ra.

2. Điểm yếu

Nhà trường xác định chưa đúng điểm yếu.

Đoàn nhận định điểm yếu của trường: Việc trang bị kiến thức kỹ năng để thực hiện công tác phòng chống cháy, nổ còn hạn chế do CBQL, giáo viên, nhân viên trường chưa được tập huấn nghiệp vụ PCCC, chưa trang bị các bảng tiêu lệnh về PCCC theo quy định;

Nhà trường chưa có phương án khắc phục lan can, tay vịn cầu thang dãy lầu phòng học để đảm bảo an toàn cho học sinh; người được hợp đồng căn tin chưa có chứng chỉ bồi dưỡng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Nhà trường xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cải tiến phù hợp.

- Đoàn đề xuất bổ sung biện pháp: Trong năm học 2020-2021, Hiệu trưởng có kế hoạch vận động các nguồn đóng góp từ xã hội để thực hiện việc khắc phục lan can, tay vin cầu thang dãy lầu phòng học để đảm bảo an toàn cho học sinh; phối kết hợp với Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước để tạo điều kiện cho người hợp đồng căn tin được tham gia bồi dưỡng và được chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

để trang bị các bảng tiêu lệnh về PCCC nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc PCCC.

4. Những nội dung chưa rõ: Không.

Một phần của tài liệu (CHINHTHUC)_BC DGN (CS PhVinh) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w