Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu scfull.com_ktmt2 (Trang 28)

2. Giải pháp

2.1. Nhóm các giải pháp chung

Để sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ chế chính sách, pháp luật đến các yếu tố nâng cao năng lực triển khai (cơ chế tài chính, truyền thông, thanh tra, kiểm tra, xử phạt, công nghệ xử lý môi trường…).

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

- Cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường

- Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các các Bộ, Ngành ở TW và địa phương, giữa cá nhân và tập thể, đồng thời tăng thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân nhằm tăng cường hiệu quả triển khai.

- Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính

- Tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường có kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường

- Tăng cường công tác nghiên cứu và từng bước triển khai áp dụng pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế, các công cụ hỗ trợ khác trong bảo vệ môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường đầu tư, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. 2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể

2.2.1. Hoàn thiện thuế tài nguyên

- Cần quy định cụ thể như thế nào là sản lượng khai thác theo từng kỳ để tránh trường hợp kê khai khống, bên cạnh đó cũng cần cơ chế giám sát trong kê khai tránh trường hợp kê khai không đúng số lượng thực tế

25

- Thuế tài nguyên vẫn nên qui định căn cứ trên giá đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác, không bao gồm các chi phi vận chuyển. Có như vậy mới đảm bảo đúng bản chất điều tiết của loại thuế này và phù hợp với mục tiêu quản lý chung

- Cần có chính sách khuyến khích khai thác tận thu tài nguyên và tăng cường chế biến sâu khoáng sản nhằm phát huy việc khai thác của doanh nghiệp và đem lại nguồn thu lớn từ các chi phí trong việc khai tahcs tận thu khoáng sản

- Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về việc quy định giá tính thuế cho ủy ban nhân tỉnh tránh trường hợp hiểu sai, đồng thời phải có cơ chế giám sát nghiêm ngặt đối với việc quy định giá tính thuế tránh trường hợp vi phạm.

- Cần hạ mức thuế suất đối với các loại khoáng sản nhằm khuyến khích khai thác khoáng sản và đưa chính sách khai thác tài nguyên khoang sản về đúng tinh thần là nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, chứ không phải nguồn thu chính, như vậy đây cũng là một biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản tránh trường hợp khai thác tận thu dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên

- Trong bối cảnh suy giảm giá bán hiện nay và để nâng cao sức cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu, cần giảm thuế suất thuế tài nguyên một cách phù hợp đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quặng sắt, bô xít và các loại khoáng sản khác khai thác, chế biến tại các khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

2.2.2. Hoàn thiện thuế ô nhiễm môi trường

- Trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu triển khai thực hiện Luật

Thuế Bảo vệ môi trường.

- Cần chỉ rõ sự nhau giữa thuế Bảo vệ môi trường và phí môi trường trong

26

- Trong hệ thống pháp luật, cần song hành quy định về phí môi trường lẫn quy định về thuế BVMT. Nói cách khác, không thể lấy việc thực hiện nghĩa vụ thuế BVMT thay cho việc nộp phí và ngược lại.

- Việc lựa chọn đối tượng chịu thuế có mức độ ảnh hưởng đến môi trường cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm phản ánh đúng thực trạng sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trương trường.

- Cần điều chỉnh biểu khung thuế và mức thuế cụ thể đặc biệt là tăng mức thuế tuyệt đối đối với một số đối tượng chịu thuế sao cho hợp lý

- Cần quan tâm hơn đến vấn đề ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường

2.2.3. Hoàn thiện về giấy phép phát thải

- Thực hiện việc rà soát, tập hợp các cam kết và chiến lược về chống biến đổi khí hậu vào một khung pháp lý hoàn chỉnh, xây dựng một cơ quan chuyên trách có đầy đủ quyền hành để điều tiết thị trường một cách minh bạch, linh hoạt, tránh sự chồng chéo giữa trách nhiệm của các Bộ, Ngành.

- Cần xây dựng một hệ thống dữ liệu về phát thải của các ngành sản xuất trong nước

- Ban hành chế tài về vấn đề giấy phép phát thải 2.2.4. Hoàn thiện pháp luật về đặt cọc – hoàn trả

- Chính phủ cần xem xét và triển khai những nghiên cứu, áp dụng thí điểm trên qui mô lớn và thiết lập cơ chế chính sách để áp dụng.

- Cần triển khai và xác định nghĩa vụ đặt cọc đối với các đối tượng tiêu thụ sản phẩm mà bao bì hoặc chất thải sau khi sử dụng có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường.

- Nghĩa vụ đặt cọc - hoàn trả có thể được đưa vào quy định trong Luật Bảo vệ môi trường hoặc các quy định về quản lý chất thải.

- Mức đặt cọc quy định ở mức vừa phải để vừa tạo ra lợi ích cho người trả lại chất thải để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý, đảm bảo sự bình đẳng giữa hàng

27

hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu và không được kìm hãm sức tiêu thụ sản phẩm.

- Phải thiết lập mạng lưới thu gom, chuyển giao chất thải và cơ chế chi trả tiền đặt cọc thuận lợi.

2.2.5. Hoàn thiện công cụ kí quỹ môi trường

Việc áp dụng các biện pháp ký quỹ, mặc dù vì mục tiêu môi trường nhưng được xem dưới góc độ chi phí công cộng và chi phí tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Cần cân đối lợi ích kinh tế và môi trường thu được qua việc áp dụng biện pháp ký quỹ đối với từng nhóm hành vi.

- Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường

- Cần thực thi có hiệu quả nghĩa vụ ký quỹ khôi phục môi trường đối với đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản

2.2.6. Hoàn thiện trợ cấp tài chính đối với bảo vệ môi trường

- Cân bằng cán cân thu chi trong việc bảo vệ môi trường tránh tình trạng bội chi kéo dài

- Sát xao hơn trong công tác kiểm tra chi nguồn ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở các địa phương

2.2.7. Hoàn thiện pháp luật về nhãn sinh thái

- Thứ nhất, hoàn thiện Luật Sở hữu trí tuệ và xây dựng Luật Thương hiệu. - Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp về các sản phẩm thân thiện với môi trường được dán nhãn sinh thái.

- Thời gian tới cần có nguồn kinh phí ổn định để duy trì hoạt động truyền thông cũng như xây dựng tiêu chí các nhóm sản phẩm dán nhãn xanh. Đặc biệt, cần cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn.

28

- Việt Nam cần có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập với xu hướng sản phẩm xanh trên thế giới

- Các chính sách và quy định của nhà nước rõ ràng và cụ thể hơn, nhằm tạo điều kiện để các sản phẩm xanh có chỗ đứng và phát triển.

- Phải xây dựng tiêu chí cho các sản phẩm ưu tiên trên thị trường

- Thúc đẩy việc gia nhập Hệ thống hợp tác quốc tế về nhãn sinh thái GENICES của Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu, đển việc công nhận lẫn nhau giữa Nhãn xanh Việt Nam và chương trình nhãn sinh thái của các nước khác.

- Cần phải phát triển chính sách về mua sắm công xanh cũng như lồng ghép quy định về nhãn sinh thái trong mua sắm công.

2.2.8. Hoàn thiện công cụ quỹ môi trường

Hoàn thiện pháp luật về Quỹ Bảo vệ môi trường cần chú trọng:

+ Tổ chức khai thác triệt để các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, địa phương, các kênh thông tin riêng

+ Tích cực tiếp cận các đơn vị có nhu cầu và giải quyết cho vay đối với các chủ đầu tư về môi trường đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Nhà nước;

+ Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng cho vay ưu đãi, chú ý tới nhóm đối tượng nhà thầu triển khai dự án bảo vệ môi trường;

+ Nghiên cứu xem xét đề xuất bổ sung hoàn thiện các quy định hoạt động nghiệp vụ, cơ chế ưu đãi cho phù hợp với thực tế.

+ Thông qua các Ngân hàng thương mại, các dự án nước ngoài để phối hợp cho vay, hỗ trợ lãi suất các tiểu dự án về môi trường trong dự án đầu tư kinh tế tổng thể.

29 KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đối phó với sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, lương thực là một vấn đề cấp thiết của thế kỷ 21. Qua việc nghiên cứu thể rút ra hai điểm cơ bản nhằm làm sáng tỏ bản chất của các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường với mục tiêu thực thi chính sách về môi trường:

Một là, các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường hoạt động theo cơ chế giá cả trên thị trường thông qua việc thực hiện các hoạt động môi trường, có thể đẩy cao hoặc hạ thấp chi phí, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; Hai là, các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có sự hoàn thiện hơn nữa khi áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường cũng như nâng cao hiệu quả của việc thực thi các quy định này trên thực tế.

(i) Hoàn thiện các quy định chung như: cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường; tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường có kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước triển khai áp dụng pháp luật sử dụng các CCKT, các công cụ hỗ trợ khác trong BVMT…

(ii) Hoàn thiện các quy định pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là công cuộc lâu dài, phải phối hợp sử dụng đồng bộ các giải pháp, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và DN trong việc chia sẻ trách nhiệm đối với những vấn đề về môi trường, góp phần bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng là môi trường được bảo vệ và cải thiện, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt

1. Học viện Tài chính (TS. Nguyễn Đức Lợi chủ biên), Giáo trình Kinh tế môi

trường, NXB Tài chính, 2013

2. Luật Bảo vệ môi trường; năm 2020

3. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 của

quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

4. Quyết định số 252/QĐ-BTNMT ngày 05/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

5. Quyết định số 1492/QĐ-BTNMT ngày 13/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

6. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2010. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế

trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện. Hà Nội.

* Website 1. https://congnghiepxanh.wordpress.com/tag/thi-truong-giay-phep-xa-thai/ 2. https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1173/65280/tong-ket-hop-phan-nghien-cuu- thi-diem-chuan-bi-san-sang-cho-xay-dung-thi-truong-carbon-trong-quan-ly- chat-thai-ran-tai-viet-nam.aspx 3. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/02/09/dau-tu-cho-bao-ve-moi-truong- o-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh-sach/ 4. https://vietnambiz.vn/mua-ban-phat-thai-cap-and-trade-la-gi- 20200116234543495.htm

Một phần của tài liệu scfull.com_ktmt2 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)