Hoàn thiện về giấy phép phát thải

Một phần của tài liệu scfull.com_ktmt2 (Trang 30)

2. Giải pháp

2.2.3.Hoàn thiện về giấy phép phát thải

- Thực hiện việc rà soát, tập hợp các cam kết và chiến lược về chống biến đổi khí hậu vào một khung pháp lý hoàn chỉnh, xây dựng một cơ quan chuyên trách có đầy đủ quyền hành để điều tiết thị trường một cách minh bạch, linh hoạt, tránh sự chồng chéo giữa trách nhiệm của các Bộ, Ngành.

- Cần xây dựng một hệ thống dữ liệu về phát thải của các ngành sản xuất trong nước

- Ban hành chế tài về vấn đề giấy phép phát thải 2.2.4. Hoàn thiện pháp luật về đặt cọc – hoàn trả

- Chính phủ cần xem xét và triển khai những nghiên cứu, áp dụng thí điểm trên qui mô lớn và thiết lập cơ chế chính sách để áp dụng.

- Cần triển khai và xác định nghĩa vụ đặt cọc đối với các đối tượng tiêu thụ sản phẩm mà bao bì hoặc chất thải sau khi sử dụng có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường.

- Nghĩa vụ đặt cọc - hoàn trả có thể được đưa vào quy định trong Luật Bảo vệ môi trường hoặc các quy định về quản lý chất thải.

- Mức đặt cọc quy định ở mức vừa phải để vừa tạo ra lợi ích cho người trả lại chất thải để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý, đảm bảo sự bình đẳng giữa hàng

27

hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu và không được kìm hãm sức tiêu thụ sản phẩm.

- Phải thiết lập mạng lưới thu gom, chuyển giao chất thải và cơ chế chi trả tiền đặt cọc thuận lợi.

2.2.5. Hoàn thiện công cụ kí quỹ môi trường

Việc áp dụng các biện pháp ký quỹ, mặc dù vì mục tiêu môi trường nhưng được xem dưới góc độ chi phí công cộng và chi phí tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Cần cân đối lợi ích kinh tế và môi trường thu được qua việc áp dụng biện pháp ký quỹ đối với từng nhóm hành vi.

- Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường

- Cần thực thi có hiệu quả nghĩa vụ ký quỹ khôi phục môi trường đối với đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản

2.2.6. Hoàn thiện trợ cấp tài chính đối với bảo vệ môi trường

- Cân bằng cán cân thu chi trong việc bảo vệ môi trường tránh tình trạng bội chi kéo dài

- Sát xao hơn trong công tác kiểm tra chi nguồn ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở các địa phương

2.2.7. Hoàn thiện pháp luật về nhãn sinh thái

- Thứ nhất, hoàn thiện Luật Sở hữu trí tuệ và xây dựng Luật Thương hiệu. - Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp về các sản phẩm thân thiện với môi trường được dán nhãn sinh thái.

- Thời gian tới cần có nguồn kinh phí ổn định để duy trì hoạt động truyền thông cũng như xây dựng tiêu chí các nhóm sản phẩm dán nhãn xanh. Đặc biệt, cần cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn.

28

- Việt Nam cần có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập với xu hướng sản phẩm xanh trên thế giới

- Các chính sách và quy định của nhà nước rõ ràng và cụ thể hơn, nhằm tạo điều kiện để các sản phẩm xanh có chỗ đứng và phát triển.

- Phải xây dựng tiêu chí cho các sản phẩm ưu tiên trên thị trường

- Thúc đẩy việc gia nhập Hệ thống hợp tác quốc tế về nhãn sinh thái GENICES của Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu, đển việc công nhận lẫn nhau giữa Nhãn xanh Việt Nam và chương trình nhãn sinh thái của các nước khác.

- Cần phải phát triển chính sách về mua sắm công xanh cũng như lồng ghép quy định về nhãn sinh thái trong mua sắm công.

2.2.8. Hoàn thiện công cụ quỹ môi trường

Hoàn thiện pháp luật về Quỹ Bảo vệ môi trường cần chú trọng:

+ Tổ chức khai thác triệt để các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, địa phương, các kênh thông tin riêng

+ Tích cực tiếp cận các đơn vị có nhu cầu và giải quyết cho vay đối với các chủ đầu tư về môi trường đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Nhà nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng cho vay ưu đãi, chú ý tới nhóm đối tượng nhà thầu triển khai dự án bảo vệ môi trường;

+ Nghiên cứu xem xét đề xuất bổ sung hoàn thiện các quy định hoạt động nghiệp vụ, cơ chế ưu đãi cho phù hợp với thực tế.

+ Thông qua các Ngân hàng thương mại, các dự án nước ngoài để phối hợp cho vay, hỗ trợ lãi suất các tiểu dự án về môi trường trong dự án đầu tư kinh tế tổng thể.

29 KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đối phó với sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, lương thực là một vấn đề cấp thiết của thế kỷ 21. Qua việc nghiên cứu thể rút ra hai điểm cơ bản nhằm làm sáng tỏ bản chất của các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường với mục tiêu thực thi chính sách về môi trường:

Một là, các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường hoạt động theo cơ chế giá cả trên thị trường thông qua việc thực hiện các hoạt động môi trường, có thể đẩy cao hoặc hạ thấp chi phí, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; Hai là, các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có sự hoàn thiện hơn nữa khi áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường cũng như nâng cao hiệu quả của việc thực thi các quy định này trên thực tế.

(i) Hoàn thiện các quy định chung như: cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường; tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường có kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước triển khai áp dụng pháp luật sử dụng các CCKT, các công cụ hỗ trợ khác trong BVMT…

(ii) Hoàn thiện các quy định pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là công cuộc lâu dài, phải phối hợp sử dụng đồng bộ các giải pháp, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và DN trong việc chia sẻ trách nhiệm đối với những vấn đề về môi trường, góp phần bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng là môi trường được bảo vệ và cải thiện, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt

1. Học viện Tài chính (TS. Nguyễn Đức Lợi chủ biên), Giáo trình Kinh tế môi

trường, NXB Tài chính, 2013

2. Luật Bảo vệ môi trường; năm 2020

3. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 của

quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

4. Quyết định số 252/QĐ-BTNMT ngày 05/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

5. Quyết định số 1492/QĐ-BTNMT ngày 13/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

6. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 2010. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế

trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện. Hà Nội.

* Website 1. https://congnghiepxanh.wordpress.com/tag/thi-truong-giay-phep-xa-thai/ 2. https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1173/65280/tong-ket-hop-phan-nghien-cuu- thi-diem-chuan-bi-san-sang-cho-xay-dung-thi-truong-carbon-trong-quan-ly- chat-thai-ran-tai-viet-nam.aspx 3. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/02/09/dau-tu-cho-bao-ve-moi-truong- o-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh-sach/ 4. https://vietnambiz.vn/mua-ban-phat-thai-cap-and-trade-la-gi- 20200116234543495.htm

Một phần của tài liệu scfull.com_ktmt2 (Trang 30)