0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Việc thực hiện các quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN - VIỆN KIỂM SÁT HAI CẤP TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 32 -33 )

3. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho Kiểm sát viên nhất là bồi dưỡng logic học hình thức cho Kiểm sát cho Kiểm sát viên nhất là bồi dưỡng logic học hình thức cho Kiểm sát viên

Các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành cần nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng logic học hình thức cho KSV; không chỉ nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng logic học đơn thuần mà gắn với xây dựng tư duy logic hình thức cho KSV trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong kỹ năng xây dựng cáo trạng, luận tội và tranh tụng tại các phiên tòa, trong tranh tụng với Luật sư, người bào chữa.

4. Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm

Đây là một giải pháp hữu hiệu giúp KSV nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, song cần tổng kết việc áp dụng biện pháp này để nâng cao hơn nữa chất lượng phiên tòa rút kinh nghiệm.Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là biện pháp tự đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV của từng VKS về THQCT và KSXX, trong đó nhấn mạnh nội dung rút kinh nghiệm về kỹ năng tranh tụng.Việc lựa chọn vụ án phức tạp hay đơn giản, có hay không có luật sư bào chữa, có đông hay có ít bị cáo…phụ thuộc vào việc cần rút kinh nghiệm cho ai, người đó là KSV lâu năm hay mới vào nghề; việc rút kinh nghiệm cho KSV THQCT là chính hay là rút kinh nghiệm cho những người tham dự phiên tòa? Qua đó để chọn vụ án cho phù hợp.

Cần tránh nhận thức cho rằng việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là để thực hiện phong trào thi đua, để chấm điểm và phân loại, đánh giá KSV. Tuy rằng trong hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ và chỉ tiêu thi đua của ngành có quy định về việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhưng việc tổ chức phiên tòa này trước hết phải vì mục đích nâng cao chất lượng THQCT và KSXX nói chung, chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa nói riêng.

5. Việc thực hiện các quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên tại phiêntòa tòa

Viện KSNDTC đã ban hành Quy chế 46/QĐ-VKSTC ngày 20/2/2017 quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa chung hình sự, dân sự, hành chính. Tuy nhiên thực tiễn đang còn nhiều lúc KSV chưa chấp hành thống nhất về quy tắc ứng xử của KSV tại phiên tòa xét xử nói chung, trong đó có phiên tòa hình sự nói riêng. Đề nghị VKSTC nghiên cứu, xây dựng các quy tắc ứng xử của KSV tại phiên tòa hình sự riêng cụ thể hơn, trong đó quy định những chuẩn mực như công tác chuẩn bị tham gia phiên tòa, trang phục

của KSV, thời gian có mặt ở phiên tòa, cách xưng hô với HĐXX, với Luật sư, bị cáo và người tham gia tố tụng khác; hành vi của KSV khi ứng xử với chủ tọa phiên tòa; khi xét hỏi bị cáo, người tham gia tố tụng khác, khi tranh luận với người bào chữa; cách thức trình bày văn bản..v..v

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN - VIỆN KIỂM SÁT HAI CẤP TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 32 -33 )

×