Khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng mô hình thông khâu công tác kiểm sát

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN - VIỆN KIỂM SÁT HAI CẤP TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 33)

khâu công tác kiểm sát

Mỗi mô hình thông khâu hoặc chuyên khâu đều có những ưu và nhược điểm. Mô hình chuyên khâu (KSV được phân công kiểm sát điều tra vụ án sẽ không tham gia THQCT và KSXX tại phiên tòa sơ thẩm) có những ưu điểm như: trong nội bộ ngành, qua các khâu công tác khác nhau (kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử) có thể tự kiểm tra lẫn nhau, hạn chế oan sai, KSV được chọn lựa kỹ hơn khi tham gia THQCT và KSXXST; khi hồ sơ vụ án chuyển sang cho đơn vị có nhiệm vụ THQCT và KSXX thì có thể chọn những KSV có năng lực và có kỹ năng tranh tụng; KSV không bị lệ thuộc vào quan điểm truy tố như đã đề xuất khi kiểm sát điều tra. Tuy nhiên để lựa chọn mô hình này, cần sửa đổi BLTTHS theo hướng quy định có thời hạn tố tụng riêng và đủ cho KSV (được phân công THQCT, KSXX) nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc nếu luật TTHS không sửa đổi theo hướng này thì trong nội bộ ngành cần có quy định thời gian dành cho KSV kiểm sát xét xử sơ thẩm được nghiên cứu hồ sơ, sao chụp tài liệu cần thiết trước khi ban hành Cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án.

Nếu tiếp tục thực hiện mô hình thông khâu thì cần lựa chọn kỹ KSV tham gia phiên tòa phải là người có năng lực THQCT và KSXX, nhất là phải có kỹ năng đối đáp, tranh tụng, hùng biện. Trong trường hợp KSV được phân công làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra vụ án nhưng người đó lại không có năng lực tham gia phiên tòa thì cần chọn và phân công thêm KSV có năng lực để cùng tham gia phiên tòa.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN - VIỆN KIỂM SÁT HAI CẤP TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 33)