Lỗi bóng đèn luôn sáng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHẢO SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÈN TRÊN Ô TÔ HUYNDAI GRAND I10 (Trang 58)

Chập rơ le điều khiển đèn báo vị trí. Chập công tắc tổ hợp vô lăng.

Chập dây điện trong bó dây.

Kiểm tra.

Kiểm tra rơ le bị chập không bằng đồng hồ vạn năng thang đo thông mạch, nếu cặp tiếp điểm của rơ le luôn thông mạch mà không cần có điện áp kích vào 2 chân cuộn dây điều khiển thì kết luận rơ le đã chập.

Kiểm tra công tắc tổ hợp vô lăng bằng cách đo đưa núm vặn bật đèn về vị trí OFF và kiểm tra sự thông mạch bằng đồng hồ vạn năng giữa chân 3 và chân 4 của giắc cắm, nếu luôn thông mạch kể cả khi núm bật đèn ở vị trí OFF thì kết luận công tắc tổ hợp vô lăng đã chập.

Nếu cả 2 chi tiết kể trên đều đã kiểm tra và chúng hoạt động bình thường thì kỹ thuật viên cần dò tìm điểm chập trong bó dây điện của xe.

Sửa chữa.

Lỗi do rơ le điều khiển đèn vị trí ta tiến hành thay rơ le mới.

Lỗi do công tắc tổ hợp vô lăng tiến hành thay mới công tắc tổ hợp vô lăng. Lỗi do chập trong bó dây điện, tiến hành dò tìm điểm chập trong bó dây thay bỏ các dây bị chập và cách điện cẩn thận.

3.3.10Lỗi của hệ thống đèn phanh.

Đèn phanh không sáng cho dù người lái đã đạp phanh. Nguyên nhân.

Đứt cầu chì cấp nguồn cho hệ thống đèn phanh. Cháy các bóng đèn phanh.

Hỏng công tắc hành trình chân phanh.

Đứt dây nối trong mạch điện bật tắt hệ thống phanh.

Kiểm tra.

còn lại, nếu đồng hồ báo hiệu Bíp và giá trị hiển thị là 0 ohm, thì cầu chì bình thường, nếu không báo hiệu và ko hiện giá trị thì cầu chì bị đứt.

Dùng đồng hồ vạn năng thang đo thông mạch đặt 2 que đo vào các tiếp điểm kết nối của bóng đèn cần kiểm tra, nếu giá trị điện trở khoảng 6 Ohm với bóng 12v21W thì bóng đèn hoạt động tốt.

Kiểm tra công tắc hành trình chân phanh. Ta rút giắc cắm và dùng đồng hồ vạn năng đo thang đo thông mạch và đặt 2 que đo vào 2 chân của công tắc hành trình chân phanh, thao tác đạp chân phanh nếu như đồng hồ báo tiếng bíp và giá trị điện trở thấp dưới 1 ohm thì công tắc của chúng ta hoạt động rất tốt.

Nếu các chi tiết kể trên đều hoạt động bình thường thì kỹ thuật viên cần kiểm tra dò tìm chô đứt dây trong hệ thống dây điện của hệ thống bật tắt đèn đèn phanh.

Sửa chữa.

Lỗi đứt cầu chì tiến hành thay cầu chì mới.

Lỗi cháy bóng đèn phanh, tiến hành thay mới bóng đèn phanh. Lỗi hỏng công tắc chân phanh. Thay mới công tắc chân phanh.

Lỗi đứt dây trong mạch điện phanh, tiến hành dò tìm nối lại chỗ bị đứt hoặc thay đoạn dây mới và quấn cách điện lại cẩn thận.

3.3.11Lỗi đèn phanh luôn luôn sáng không tắt được. Nguyên nhân.

Chập công tắc hành trình chân phanh. Chập trong bó dây điện.

Kiểm tra.

Dùng đồng hồ vạn năng thang đo thông mạch đặt 2 que đo vào 2 chân của giắc cắm công tắc hành trình chân phanh, nếu ở bất kỳ trạng thái nào công tắc

Nếu công tắc hành trình chân phanh không bị chập thì kỹ thuật viên cần dò tìm theo bó dây điện để tìm ra chỗ chập dây.

Sửa chữa.

Lỗi công tắc hành trình chân phanh tiến hành thay mới công tắc hành trình chân phanh.

Lỗi chập trong bó dây điện, tiến hành tìm và thay thế các đoạn dây bị chập.

3.3.12Lỗi của hệ thống đèn lùi xe.

Không sáng đèn lùi dù đã kích hoạt số lùi. Nguyên nhân.

Đứt cầu chì cấp nguồn cho hệ thống đèn lùi.

Hỏng công tắc số lùi trên đỉnh hộp số (với hộp số sàn ). Hỏng cụm công tắc vị trí số ở cần số ( với hộp số tự động ). Cháy bóng đèn lùi.

Đứt dây dẫn trong mạch điện bật đèn lùi.

Kiểm tra.

Kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng thang đo thông mạch, rút cầu chì ra khỏi bảng cầu chì, que đỏ đặt vào 1 đầu của cầu chì, que đen đặt vào đầu còn lại, nếu đồng hồ báo hiệu Bíp và giá trị hiển thị là 0 ohm, thì cầu chì bình thường, nếu không báo hiệu và ko hiện giá trị thì cầu chì bị đứt.

Với loại xe số sàn, rút giắc cắm của công tắc số lùi trên đỉnh hộp số, tiến hành vào số lùi và đo thông mạch ở 2 chân của giắc cắm. nếu đồng hồ không có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở rất cao thì kết luận công tắc số lùi đã hỏng.

Với loại xe số tự động kiểm tra sự thông mạch của tiếp điểm số R nếu tiếp điểm dẫn điện tốt thì chuyển qua kiểm tra các bộ phận khác.

Kiểm tra bóng đèn số lùi, chọn thang đo thông mạch đặt 2 que đo vào 2 tiếp điểm của bóng đèn, nếu có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở gần với

giá trị 6 Ohm thì bóng đèn còn tốt, nếu bóng đèn cháy sẽ cho giá trị điện trở vô cùng lớn.

Nếu các chi tiết bên trên đều hoạt động tốt, kỹ thuật viên cân kiềm tra bó dây điện của mạch điều khiển đèn lùi xem dây có bị đứt ở điểm nào.

Sửa chữa.

Đứt cầu chì tiến hành thay cầu chì mới.

Hỏng công tắc số lùi ở đỉnh hộp số tiến hành thay công tắc số lùi ở đỉnh hộp số.

Hỏng cụm tiếp điểm ở chân cần số với hộp số tự động, tiến hành thay bộ tiếp điểm mới.

Cháy bóng đèn lùi tiến hành thay mới bóng đèn.

Đứt dây dẫn trong hệ thống đèn lùi, tiến hành nối các dây dẫn bị đứt trong bó và cách điện cho các mối nối.

3.3.13Lỗi đèn lùi luôn luôn sáng mà không cần kích hoạt số lùi. Nguyên nhân.

Chập công tắc số lùi ở đỉnh hộp số ( với hộp số sàn ) Chập tiếp điểm ở chân cần số ( đối với hộp số tự động ). Chập dây điện trong bó dây.

Kiểm tra.

Đo thông mạch ở chân giắc cắm công tắc số lùi nếu luôn luôn thông mạch thì công tắc số lùi đã bị chập.

Đo thông mạch từ chân tiếp điểm ở vị trí số R với các tiếp điểm còn lại nếu như có tín hiệu thông mạch thì kết luận bộ tiếp điểm này đã hỏng..

Nếu các bộ phận trên vẫn hoạt động bình thưởng thì kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra bó dây của mạch điện có điểm nào bị chập không.

Lỗi do chập trong bó dây kỹ thuật viên tiến hành thay thế các đoạn dây bị chập và cách điện cẩn thận cho các đoạn dây và bó dây.

3.3.14Lỗi của hệ thống xi nhan chuyển hướng.

Lỗi không kích hoạt được chế độ xi nhan chuyển hướng trái hoặc phải. Nguyên nhân.

Đứt cầu chì nguồn cho bộ phận xi nhan chuyển hướng. Hỏng công tắc cảnh báo nguy hiểm.

Hỏng rơ le tạo nháy ( rơ le xi nhan ).

Hỏng tiếp điểm của tay gạt chuyển hướng ( công tắc tổ hợp vô lăng ). Đứt dây điện trong mạch điện của hệ thống.

Kiểm tra.

Kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng thang đo thông mạch, rút cầu chì ra khỏi bảng cầu chì, que đỏ đặt vào 1 đầu của cầu chì, que đen đặt vào đầu còn lại, nếu đồng hồ báo hiệu Bíp và giá trị hiển thị là 0 ohm, thì cầu chì bình thường, nếu không báo hiệu và ko hiện giá trị thì cầu chì bị đứt.

Kiểm tra sự thông mạch giữa chân 5 và chân 8 của công tắc cảnh báo ở chế độ mặc định ( không bấm ). Nếu có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở thấp dưới 1 ohm thì công tắc hoạt động bình thường. nếu không có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở lớn thì kết luận công tắc cảnh báo nguy hiểm đã hỏng.

Kiểm tra rơ le xi nhan bằng cách tháo rơ le xi nhan ra khỏi xe, cấp nguồn âm vào chân E, dương vào chân B, tiếp đó dùng 1 bóng đèn 12v21W có 1 tiếp điểm nối vào cực âm (chân E của rơ le xi nhan ) và chân còn lại của bóng đèn nối vào chân L của rơ le xi nhan, nếu xảy ra hiện tượng bóng đèn sáng chớp nháy thì rơ le xi nhan của chúng ta hoạt động tốt, nếu không có hiện tượng nháy hoặc bóng đèn luôn sáng thì kết luận rơ le nháy đã hỏng.

đặt 2 que đo đen vào chân 13 của giắc cắm, gạt xi nhan sang trái, và đặt que đỏ của đồng hồ vào chân 12 của giắc cắm, nếu đồng hồ có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở thấp thì tiếp điểm của xi nhan bên trái hoạt động tốt, nếu giá trị điện trở lớn và không có tín hiệu thông mạch thì kết luận công tắc tổ hợp vô lăng đã hỏng.

Tiếp theo đặt que đỏ của đồng hồ sang chân 14 của giắc cắm và gạt tay gạt vào vị trí xi nhan bên phải, nếu đồng hồ có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở thấp tức là tiếp điểm xi nhan phải của tay gạt hoạt động tốt, nếu không có tín hiệu thông mạch và giá trị điện trở rất lớn thì tay công tắc tổ hợp vô lăng đã hỏng.

Nếu các chi tiết kể trên không hỏng thì kỹ thuật viên cần kiểm tra bó dây của hệ thống điện xi nhan chuyển hướng bị đứt ở điểm nào.

Sửa chữa.

Đứt cầu chì tiến hành thay mới cầu chì.

Hỏng công tắc cảnh báo nguy hiểm tiến hành thay mới công tắc cảnh báo nguy hiểm.

Hỏng rơ le xi nhan tiến hành thay mới rơ le xi nhan.

Hỏng công tắc tổ hợp vô lăng tiến hành thay mới công tắc tổ hợp vô lăng. Đứt dây trong bó dây của hệ thống điều khiển xi nhan kỹ thuật viên kiểm tra bó dây của hệ thống điện điều khiển xi nhan, tiến hành nối và cách điện cho mối nối.

3.3.15Đèn báo xi nhan không nháy khi người dùng gạt xi nhan trái hoặc phải, (sáng liên tục).

Nguyên nhân.

Đối với lỗi này chắc chắn rằng rơ le xi nhan đã hỏng, bộ điều khiển đóng cắt trong rơ le đã hỏng khiến cho việc tiếp điểm L của rơ le xi nhan luôn được nối

Kiểm tra rơ le xi nhan bằng cách tháo rơ le xi nhan ra khỏi xe, cấp nguồn âm vào chân E, dương vào chân B, tiếp đó dùng 1 bóng đèn 12v21W có 1 tiếp điểm nối vào cực âm (chân E của rơ le xi nhan ) và chân còn lại của bóng đèn nối vào chân L của rơ le xi nhan, nếu xảy ra hiện tượng bóng đèn sáng chớp nháy thì rơ le xi nhan của chúng ta hoạt động tốt, nếu không có hiện tượng nháy hoặc bóng đèn luôn sáng thì kết luận rơ le nháy đã hỏng.

Sửa chữa.

Tiến hành thay thế rơ le xi nhan.

3.3.16Đèn xi nhan nháy nhanh hơn bình thường. Nguyên nhân.

Có bóng đèn nào đó trong hệ thống báo hiệu xi nhan bị cháy, khiển cho giá trị dòng tải đặt lên chân L của rơ le xi nhan giảm xuống. điều này khiến cho rơ le giảm thời gian đóng cắt chân B và chân L xuống, dẫn tới việc xi nhan nháy với tốc độ nhanh hơn.

Kiểm tra.

Bật xi nhan và ra ngoài xe nhìn các bóng xi nhan sẽ nhận thấy bóng bị cháy sẽ không sáng.

Sửa chữa.

Tiến hành thay thế bóng đèn bị cháy.

3.3.17Đèn xi nhan luôn luôn sáng khi bật chìa khoá điện mặc dù không kích hoạt tay gạt của công tắc tổ hợp vô lăng.

Nguyên nhân.

Công tắc tổ hợp vô lăng bị chập.

Công tắc cảnh báo nguy hiểm bị chập tiếp điểm.

Bó dây dẫn lên giắc cắm của công tắc tổ hợp vô lăng bị chập.

Kiểm tra sự thông mạch giữa chân 13 và các chân 12, 14 của công tắc tổ hợp khi tay gạt xi nhan ở vị trí mặc định, nếu có hiện tượng thông mạch hoặc điện trở nhỏ khoảng dưới 10ohm thì kết luận công tắc tổ hợp vô lăng đã hỏng. Kiểm tra 2 cặp tiếp điểm của công tắc cảnh báo nguy hiểm bằng chức năng đo thông mạch, đặt que đen vào chân số 10 của công tắc cảnh báo nguy hiểm và que đỏ vào chân 6 rồi chân 9 , nếu ở trạng thái công tắc không kích hoạt ( không bấm ) mà có hiện tượng thông mạch hoặc giá trị điện trở nhỏ ta kết luận công tắc cảnh báo đã bị chập.

Nếu 2 chi tiêt kể trên hoạt động bình thường thì kỹ thuật viên cần dò tìm theo bó dây của xe kiểm tra chỗ bị chập trong bó dây.

Sửa chữa.

Lỗi chập công tắc tổ hợp vô lăng tiến hành thay thế công tắc tổ hợp vô lăng. Lỗi chập tiếp điểm bên trong công tắc cảnh báo nguy hiểm tiến hành thay thế công tắc cảnh báo nguy hiểm.

Chập trong bó dây điện kỹ thuật viên kiểm tra và thay thế đoạn dây điện bị chập và cách điện cẩn thận cho đoạn dây đã thay và bó dây.

3.3.18Lỗi không bật được chế độ cảnh báo nguy hiểm. Nguyên nhân.

Đứt cầu chì nguồn cấp cho mạch cảnh báo nguy hiểm. Hỏng công tắc cảnh báo nguy hiểm.

Hỏng rơ le xi nhan.

Đứt dây trong bó dây của hệ thống điện.

Kiểm tra.

Kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng thang đo thông mạch, rút cầu chì ra khỏi bảng cầu chì, que đỏ đặt vào 1 đầu của cầu chì, que đen đặt vào đầu còn lại, nếu đồng hồ báo hiệu Bíp và giá trị hiển thị là 0 ohm, thì cầu chì bình

Kiểm tra 2 cặp tiếp điểm của công tắc cảnh báo nguy hiểm bằng chức năng đo thông mạch, đặt que đen vào chân số 10 của công tắc cảnh báo nguy hiểm và que đỏ vào chân 6 rồi chân 9 , giữa chân 5 và chân 8. Nếu ở trạng thái công tắc kích hoạt ( đã bấm ) mà có hiện tượng thông mạch hoặc giá trị điện trở nhỏ ta kết luận công tắc cảnh báo hoạt động bình thường, nếu không thông mạch thì kết luận công tắc hỏng.

Kiểm tra rơ le xi nhan bằng cách tháo rơ le xi nhan ra khỏi xe, cấp nguồn âm vào chân E, dương vào chân B, tiếp đó dùng 1 bóng đèn 12v21W có 1 tiếp điểm nối vào cực âm (chân E của rơ le xi nhan ) và chân còn lại của bóng đèn nối vào chân L của rơ le xi nhan, nếu xảy ra hiện tượng bóng đèn sáng chớp nháy thì rơ le xi nhan của chúng ta hoạt động tốt, nếu không có hiện tượng nháy hoặc bóng đèn luôn sáng thì kết luận rơ le nháy đã hỏng.

Nếu các chi tiết kể trên không hỏng thì kỹ thuật viên cần kiểm tra bó dây của hệ thống điện cảnh báo nguy hiểm và xi nhan chuyển hướng bị đứt ở điểm nào.

Sửa chữa.

Đứt cầu chì nguồn của hệ thống cảnh báo nguy hiểm tiến hành thay mới cầu chì.

Lỗi hỏng công tắc cảnh báo nguy hiểm tiến hành thay thế công tắc cảnh báo nguy hiểm.

Lỗi hỏng rơ le xi nhan tiến hành thay mới rơ le xi nhan.

Lỗi đứt dây trong hệ thống tiến hành dò tím nối lại và cách điện cho mối nối.

3.3.19Lỗi hệ thống cảnh báo nguy hiểm luôn hoạt động. Nguyên nhân.

Lỗi này do công tắc cảnh báo nguy hiểm đã bị chập.

Sửa chữa.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

“Nghiên cứu khảo sát hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu trên xe Huyndai I10” là một chủ đề khá thú vị. Sau quá trình hoàn thiện, đồ án đã cho thấy được tổng quan về hệ thống chiếu sáng, khảo sát hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe Huyndai I10, những hư hỏng và phương pháp sửa chữa xử lý hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên xe Huyndai I10. Còn đối với cá nhân em đã học được rất nhiều thông qua đồ án này, không chỉ là kiến thức chuyên môn về hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên xe Huyndai I10 mà còn rất nhiều kỹ năng mềm khác như kỹ năng tìm kiếm thông tin, phân tích, trình bày thực hiện báo cáo, làm việc nhóm,…

Trong quá trình thực hiện đồ án em đã gặp không ít khó khăn trong việc cài đặt thiết bị, lên ý tưởng thực hiện…nhưng với sự nhiệt tình giúp đỡ sinh viên của thầy …. Em đã có thể hoàn thành đồ án chuyên ngành này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy … vì những gì thầy đã làm cho em, đã

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHẢO SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÈN TRÊN Ô TÔ HUYNDAI GRAND I10 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w