5. Đóng góp của đề tài
2.3 Đại hội Đảng lần thứ X:
a) Hoàn cảnh: Đại hội diễn từ ngày 18 – 25/04/2006 tại Hà Nội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (18/4 - 25/4/2006)
b) Nội dung
Chủ đề Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho 3,1 triệu đảng viên. Thông qua văn kiện quan trọng, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 160 ủy viên chính thức, 21 ủy viên dự khuyết, Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên, Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu lần thứ X của Đảng gồm 3 nhiệm vụ:
- Nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm (2001 – 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010) và nhìn lại 20 năm thực hiện đường lối đổi mới.
- Thông qua Nghị quyết cho phép đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân và tiếp tục phát triển hoàn thiện đường lối, quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước (2006 – 2010).
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nội dung cơ bản của quá trình này là:
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
c) Những cột mốc quan trọng
Năm 2006: Lần đầu tiên Đảng đề ra Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” – một Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt.
Năm 2006 – 2010: Doanh nghiệp tăng 2,3 lần về số lượng và 7,3 lần về số vốn so với giai đoạn 2001 – 2005. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến.
Năm 2007: Trung ương Đảng phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm mục đích tạo chuyển biến về nhận thức, hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đảng viên và quần chúng.
Năm 2008 – 2009: Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khóa 2008 – 2009.
Tháng 1/2011: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Trung ương Đảng nhận định “đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát
triển có thu nhập trung bình”. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000).