Cái tôi nổi loạn trong bóng đêm:

Một phần của tài liệu Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ VN đầu thế kỉ XXI . (Trang 25 - 30)

2. Ly Hoàng Ly:

2.2.1 Cái tôi nổi loạn trong bóng đêm:

Nhắc đến Ly Hoàng Ly không thể không nhắc đến hình tượng “đêm”. Dường

như trong thơ cô, đêm bao trùm lên tất cả. Nếu trong tập thơ “Cỏ trắng” của thi sĩ có sử dụng từ “đêm” 14/38 bài thì tỉ lệ ấy được tăng dần trong tập thơ “Lô Lô” với tần số sử dụng từ “đêm” là 27/38 bài. Có thể nói trong thơ đương đại Việt Nam chưa có nhà thơ nữ nào sử dụng từ đêm trong thơ nhiều như Ly Hoàng Ly. Chỉ cần nhìn vào tần số xuất hiện từ “đêm” trong thơ Ly Hoàng Ly, có thể khẳng định hình tượng “đêm” xuất hiện trong thơ cô như một tín hiệu thẩm mỹ, một thủ pháp nghệ thuật mang tính quan niệm. Cũng chính vì lẽ đó mà thi nhân dành riêng phần một mang tên “Khúc đêm” cho tập thơ “Lô Lô” của mình.

“Khúc đêm” như một vùng tranh tối tranh sáng, có bức tường ngăn cách không

gian bên trong với ánh sáng bên ngoài. Đêm đến, chỉ còn lại một màu đen thủ tiêu toàn bộ ánh sáng và màu sắc.

Trong đêm, dường như con người ta dễ dàng giải bày tâm sự mà không cảm thấy thẹn với chính bản thân mình hay những người xung quanh. Trong đêm, người ta nhanh chóng thỏa hiệp với nỗi buồn, nhân rộng sự cô đơn mà không cảm thấy ngượng ngùng cùng ngoại cảnh. Và trong đêm, người ta dễ dàng tưởng tượng. Đây có lẽ là máu chốt để “Khúc đêm” sinh thành. Để rồi:

“Chiều Im im và sạch sẽ Ngồi trong phòng tắm

Im im chờ đêm lên”.

Đêm trong thơ Ly Hoàng Ly là một bản giao hưởng vang lên những tiếng gọi hồn như một sự ám ảnh của tâm linh:

“Quay lưng lại là đêm... Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm...

Phía trước mặt là đêm... Không muốn đêm cũng thấy đêm

Không muốn đêm cũng có đêm Trên đầu là đêm

Dưới chân cũng là đêm Có người nằm trong đêm

Có người ôm lấy đêm Có người sống trong đêm

Có người chết trong đêm Có người sinh trong đêm Có người khóc trong đêm Có người cười trong đêm Có người cưới trong đêm Có người điên trong đêm”.

(Khúc đêm) Có khi ta rơi vào cảm giác đầy ma mị ta sẽ cảm nhận sâu sắc về tiếng gọi hồn trong đêm của thơ Ly Hoàng Ly đồng vọng trong ta như thế nào?

Và khi ấy, biết đâu trong một sát na nào đó của hiện hữu ta bắt gặp bản thể của mình mà ngày thường ta đã đánh mất nó, chối bỏ nó, chạy trốn nó trong cuộc sống trần thế quá nhiều bụi bặm và bất an này. Và trong cõi thẳm sâu của tâm linh có khi ta lại nghe vang vọng tiếng gọi hồn của chính ta từ trong cõi u mê. Và khi đó, cũng như cô, ta bỗng “giật mình” để rồi:

“Nhắm mắt Trùm kín chăn

Nghe đêm cuộn quanh mình”.

(Khúc đêm) Dường như đêm bao trùm lên tất cả, đêm đến như vây kín con người trong mọi suy nghĩ, đêm đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách sống và toàn bộ mạch máu của cơ thể. Có những suy nghĩ không thể cưỡng lại, để rồi những cuồng vọng yêu đương ngây ngất đầy bản năng lại trổi dậy:

“Tôi khát nước

Ngửa mặt lên trời hút đêm vào miệng Lênh láng trời đen

Nhảy xuống lòng sông Nằm chờ đêm ngập Mặt trời nằm ốp la trên đất

Thiên thần mút lòng đỏ bằng đầu cánh mỏng Thản nhiên nhìn

Chảy lên Tôi...”

(Đêm chảy lên trời) Dục vọng của con người đâu phải lúc nào cũng được con người mạnh mẽ dồn nén nó.

Có đôi khi con người ta cảm thấy bất lực trước những thèm khát trong đời sống. Đó chính là bi kịch của phận người. Với một sự đồng cảm sâu sắc, nhà thơ đã nhìn thấy rõ tấn bi kịch này và thể hiện điều ấy thật tinh tế. Đây chính là căn tính tạo nên giá trị nhân bản trong thơ thi nhân:

“Mở mãi, muốn mở mãi Mà bầu ngực vẫn trắng, không đêm

Mở mãi, muốn mở mãi Bầu ngực này căng đêm

Soi vào gương Bất lực và khóc

Trong vô vàn những giọt nước mắt.”

(Mở nút đêm) Cái ranh giới mong manh của khát vọng cháy bỏng đòi hỏi ở con người có một sự đốn ngộ, một nghị lực để vượt thoát trước những cám dỗ của bản năng, bởi lẽ nếu không tỉnh táo thì sẽ rơi vào bị kịch và lúc đó:

“Soi vào gương thấy đêm hốc hác Biết mình đã bị bẫy vào đêm”.

(Lô Lô) Bởi vì:

“Đêm trước mặt là thực Đêm ngoài kia là ảo ảnh”.

(Lô Lô) Ly Hoàng Ly khép lại “khúc đêm” với những ý tưởng đầy táo bạo, độc đáo về sự hoảng loạn đến độ điên dại của con người:

“Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ Rồi khâu đêm lại bằng tóc

Tóc thưa dần thưa dần

Những đường rãnh trắng hếu đưa ta đi Hết đêm này đến đêm khác

Cho đến khi đầu trọc Cắt ta ra từng mảnh nhỏ

Rồi khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác Cho đến khi trắng hếu đêm”.

(Cắt) Ý tưởng “cắt đêm từng mảnh, khâu đêm bằng tóc”, lấy từng sợi tóc vá đêm cho đến khi trọc đầu dường như đã đạt đến đỉnh điểm của sự nổi loạn.

Một phần của tài liệu Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ VN đầu thế kỉ XXI . (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w