Cái tôi nổi loạn trong sắc trắng:

Một phần của tài liệu Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ VN đầu thế kỉ XXI . (Trang 30 - 39)

2. Ly Hoàng Ly:

2.2.2 Cái tôi nổi loạn trong sắc trắng:

Trái ngược lại với màu đen thủ tiêu toàn bộ ánh sáng và màu sắc thì Ly Hoàng Ly lại phơi mình trong sắc trắng để thấu hiểu đến tận cùng những góc khuất còn lại của tâm tư sau khi đã giấu mình vào đêm đen:

“Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ Rồi khâu đêm lại bằng tóc

Tóc thưa dần thưa dần

Những đường rãnh trắng hếu đưa ta đi Hết đêm này đến đêm khác

Cho đến khi đầu trọc Cắt ta ra từng mảnh nhỏ

Rồi khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác Cho đến khi trắng hếu đêm”.

(Cắt) Khi đêm đen bao trùm lên tất cả và bủa vây lấy con người thì cũng từ đó hành trình của đời người được bắt đầu. Trên hành trình ấy không ai là không muốn tìm kiếm một điều gì đó có ý nghĩa cho mình nhưng đôi khi người ta bất lực vùi mình vào đêm đen để thỏa lấp những nỗi buồn. Đâu chỉ có nỗi buồn mà đó còn là những mất mát của sự vùng vẫy nát tan của con người giữa những điều bí ẩn của cuộc sống là cái màu “trắng hếu” nhám nhẩy của lớp da đầu, sao mà nghe đau rát.

Nếu “Khúc đêm” được Ly Hoàng Ly viết hẳn cho một phần riêng, xây dựng với màu đen huyền bí bao phủ bóng đêm thì “Phòng trắng” cũng chính là phần hai - phần còn lại trong tập thơ “Lô Lô” với gam màu trắng tinh khôi, nhẹ nhàng

nhưng cũng đầy lạnh lẽo, đau thương. Nếu màu đen che đi mọi khuyết điểm của con người thì màu trắng lại càng tố giác nó ra. Con người ta sẽ cảm thấy như bị cô lập giữa không gian trống rỗng, vô hồn nếu như bị ngợp trong sắc trắng. Ta sẽ bắt gặp cái sắc trắng ấy trong “Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử cũng vì sắc trắng hư thực, thực hư ấy mà nhìn không ra hình bóng giai nhân. Cái sắc trắng trong sương khói mờ mờ, ảo ảo khó nắm bắt càng đậm nét bao nhiêu thì hình bóng giai nhân càng mờ dần khỏi tầm mắt bấy nhiêu. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng cũng chính là lúc tuyệt vọng nhất:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”.

(Hàn Mặc Tử) Trở lại với “Lô Lô”, nếu “Khúc đêm” đồng dạng với nổi buồn của con người đầy khát vọng ngập chìm trong bóng đen thì “Phòng trắng” lại phảng phất nỗi cô đơn của những con người phơi mình trong sắc trắng. Ly Hoàng Ly viết về “Người

đàn bà và căn nhà cổ” đầy sót xa:

“Người đàn bà mặc áo dài trắng ngồi bắt chéo chân Trên chiếc ghế lành lặn duy nhất

Tường ố mưa đêm bao năm Màu vàng lên rêu mốc Mưa điên cuồng bên ngoài Đòi trút vào nhà cổ những u uất

Người đàn bà mặc áo dài trắng ngồi bắt chéo chân Buồn thảm và kiên định”.

(Người đàn bà và căn nhà cổ) Một chút sắc trắng thôi nhưng sắc trắng ở đây sao mà chua sót, đau thương. Cái sắc trắng ấy dường như cũng khiến người đọc cảm thấy lạnh lẽo, thương cảm. Ly Hoàng Ly lại tiếp tục miêu tả sắc trắng tan thương ấy nhưng đầy nổi loạn của sự hành xác và thử nghiệm rùng mình:

“Tôi nhốt tôi trong bọc trắng

Cả thế giới nhìn thấy đường gân tôi trên gương mặt Tìm cảm giác được thương hại khi chết

Bọc trắng đầy mồ hôi mờ Khi vỡ tung sẽ thoát ra mùi gì?

Mưa rơi trên bọc trắng”.

(Hành xác và thử nghiệm) Khép lại phần hai với bài thơ cùng nhan đề tên “Phòng trắng” cũng chính là khép lại tập thơ “Lô Lô”. Ly Hoàng Ly lại dẫn dắt người đọc đến chỗ thực rồi lại hư, chỗ hư rồi lại thực, từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác rồi lại trở về suy nghĩ ban đầu. Như cái tôi đi tìm bản thể của chính mình vậy:

“Tôi trong phòng trắng Tại sao to tiếng với tôi Tại sao nhìn tôi hằn học

Tại sao õng ẹo với tôi Tại sao cầm tay tôi rồi giật giật

Tôi trong phòng trắng Tại sao uống nước mắt tôi Tại sao cài tóc tôi vào lược

Tôi trong phòng trắng Tại sao bẹo má tôi

Tại sao rót đầy bia vào giày tôi Tôi kêu gào

Không ai nghe thấy tôi

Không ai nhìn thấy môi tôi cử động Tôi trong phòng trắng

Tại sao giận dữ với tôi

Tại sao ném rau xanh vãi khắp người tôi Tôi trong phòng trắng

Tại sao đi ngang qua tôi mà không thèm nhìn Tại sao làm cho tôi thương tổn

Tôi trong phòng trắng Không ai nhìn thấy tôi Không ai nhìn thấy phòng trắng

Tôi cũng trắng như phòng trắng

Tại sao tôi lại trắng và lại trong phòng trắng Đó mới chính là câu hỏi phải được hỏi ngay từ đầu Nhưng vì đầu tôi cũng trắng nên tôi không có câu trả lời”.

Trong cuộc đời, có hàng vạn câu hỏi tại sao. Và trên hành trình con người ta đi tìm bản thể của chính mình các câu hỏi tại sao càng ngày càng dâng trào. Trần thế bụi bặm có lúc khiến ta chạy trốn, khiến ta chối bỏ nó. Nhưng đôi khi ta lại cần lắm một câu trả lời. Chỉ thế thôi!

KẾT LUẬN

Thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI bao gồm những tác giả đầy tài năng và nhiều nhiệt huyết. Họ là những con người của “thế hệ mới”, vì thế những sáng tác có sự cách tân, đột phá, mang đậm bản sắc cá nhân và đặc biệt là thể hiện được cái tôi nổi loạn của mình. Từ con người nổi loạn của chủ nghĩa hiện sinh đến cái tôi nổi loạn của thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI, ta có thể thấy được cách mà con người bộc lộ cái tôi đầy cá tính, hướng tới những khát vọng mà con người mong muốn, thoát li, chống đối lại cái hiện thực mà họ nhìn thấy.

“Cái tôi nổi loạn” trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI được thể hiện rõ

ràng ở hiện tượng Vi Thùy Linh hay Ly Hoàng Ly. Ở họ có một cái tôi nổi loạn rất riêng và không thể lẫn vào đâu được. Đó là “cái tôi nổi loạn” cùng khát khao luôn muốn được đề cao với những nét độc đáo riêng biệt; cái tôi khát khao được tin tưởng và khẳng định mình; cái tôi đi tìm bản thể, khát vọng tự do và giải phóng tính dục; “cái tôi nổi loạn” trong tình yêu và sự vượt thoát khỏi những chuẩn mực.

Thơ trẻ hiện nay không còn sự hiện hữu của chiến tranh, không quan tâm nhiều đến chính trị. Cho nên cái tôi hiện nay và đặc biệt là cái tôi của những thơ nữ hiện nay chứa đầy sự mạnh mẽ là luôn luôn muốn tự khẳng định mình trước cuộc sống, giá trị của mình trong xã hội và thậm chí nhiều lúc cái tôi ấy trở nên cuồng ngạo. “Cái tôi nổi loạn” trong thơ là đối kháng lại cái phi lí họ nhìn thấy trong xã hội, cuộc sống; là sự phá vỡ quy tắc, thay đổi về hình thức sáng tác và cách cảm nhận về thế giới xung quanh.

Chính vì sự mới lạ từ điểm nhìn sáng tác của những nhà thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã cho chúng ta thấy rõ hơn quan niệm của họ về “cái tôi nổi loạn” – một cái tôi đầy khát khao, khát vọng muốn được thể hiện, khẳng định mình trong tình yêu, cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan Trắc Phúc Định, “Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua Vi Thùy Linh,

Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải)”, Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV, 2012.

[2] Bùi Bích Hạnh, “Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975”, Trường

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.

[3] Nguyễn Thị Thúy Hồng, “Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert

Camus qua một số tác phẩm”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

[4] Hoàng Phê, “Từ điển tiếng Việt”, Trung tâm từ điển học - Viện ngôn ngữ học,

NXB Đà Nẵng, 2003.

[5] Trần Đình Sử (chủ biên), “Lý luận văn học (tập 2): tác phẩm và thể loại văn

học”, Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm, 2008.

[6] Trần Thị Minh Tâm, “Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI”, Trường Đại

học KHXH&NV, Hà Nội, 2018.

[7] Lường Thị Tình, “Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ”, Trường Đại học

KHXH&NV, Hà Nội, 2014.

[8] Đỗ Lai Thúy, “Thơ như là mỹ học của cái khác”, NXB Hội nhà văn, Hà Nội,

2012.

[9] Thi Viện, “Trang thơ Vi Thùy Linh”, 20h30 ngày 19/04/2021.

https://www.thivien.net/Vi-Thu%E1%BB%B3-Linh/author- LGeOGDlJbZ27RUxI7ZfZwA

[10] Thi Viện, “Trang thơ Ly Hoàng Ly”, 21h00 ngày 19/04/2021. https://www.thivien.net/Ly-Ho%C3%A0ng-Ly/author-

2i4jitRmcvZssEMKX2T2Cw

[11] Wikipedia, “Albert Camus”, 21h03 ngày 19/04/2021.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU...3

PHẦN 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...4

1. Khái quát về thơ:...4

1.1 Khái niệm:...4

1.2 Đặc trưng:...4

2. Khái quát về thơ Việt Nam đầu thế kỉ XIX:...6

3. “Cái tôi nổi loạn” trong thơ:...8

3.1 Khái niệm “cái tôi nổi loạn” trong Triết học:...8

3.2 Khái niệm “cái tôi nổi loạn” trong văn học:...8

4. “Cái tôi nổi loạn” qua các giai đoạn văn học:...10

PHẦN 2:“CÁI TÔI NỔI LOẠN” TRONG MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THƠ NỮVIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI (QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ CHỌN LỌC)...12

1. Vi Thùy Linh:...12

1.1 Khái quát về nhà thơ nữ Vi Thùy Linh:...12

1.2 Biểu hiện của “cái tôi nổi loạn” trong thơ của Vi Thùy Linh:...12

1.2.1 “Cái tôi nổi loạn” cùng khát khao luôn muốn được đề cao với những nét độc đáo riêng biệt...:12

1.2.2 Cái tôi khát khao được tin tưởng và khẳng định mình:...14

1.2.3 Tình yêu và sự vượt thoát khỏi những chuẩn mực:...16

1.2.4 Cái tôi đi tìm bản thể, khát vọng tự do và giải phóng tính dục:...17

2. Ly Hoàng Ly:...23

2.1 Khái quát về nhà thơ nữ Ly Hoàng Ly:...23

2.2 Biểu hiện của “cái tôi nổi loạn” tập thơ “Lô Tô” thơ của Ly Hoàng Ly:...24

2.2.1 Cái tôi nổi loạn trong bóng đêm:...24

2.2.2 Cái tôi nổi loạn trong sắc trắng:...29

KẾT LUẬN...34

NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ____________HẾT____________

Một phần của tài liệu Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ VN đầu thế kỉ XXI . (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w