Karen Tracy cho rằng:
- Thể diện không chỉ bó hẹp trong hai loại dương tính và âm tính. Bởi đối với một số quan hệ giao tiếp (quan hệ vợ chồng, …) thì cần những cách phân định khác.
- Tùy thuộc vào văn hóa bối cảnh mà nhu cầu của con người đối với thể diện biến đổi và mang những đặc tính khác nhau.
Ví dụ: dù cùng là một người, nhưng với tư cách là phi công thì yêu cầu thể diện là có năng lực chuyên môn cao, cẩn trọng, độc lập, còn với tư cách là một người con trong gia đình thì yêu cầu thể diện là hiếu kính với cha mẹ, ngoan ngoãn. Hoặc chẳng hạn, đối với người Anh, Mỹ luôn coi “chu đáo” là một tiêu chí làm nên lịch sự. Còn người Ixraen thì bộc trực, nghĩ gì nói nấy, ít quan tâm đến người khác. Hay trong cùng một người, nhưng với những tư cách khác nhau sẽ thể hiện khác nhau.
- Yêu cầu thể diện đối với mỗi người có khác nhau và yêu cầu thể diện khác nhau của một người thường phát sinh mâu thuẫn.
Ví dụ: như một bạn sinh viên một mặt có nhu cầu thể diện âm tính là không muốn bị quấy rầy, mặt khác lại muốn trở thành một hình tượng chu đáo, ấm áp, biết quan tâm người khác.
Brown và Levison cho rằng: chiến lược của lịch sự dương tính lấy cơ sở là cận kê (thu nhỏ khoảng cách xã hội) còn chiến lược của lịch sự âm tính lấy cơ sở là tránh né (tăng khoảng cách cách xã hội). Nhưng trên thực tế đôi lúc không là như vậy.
Đối với lịch sự dương tính, chiến lược tiếp cận hoặc hành vi ngôn ngữ biểu thị thân thiết không nhất thiết thể hiện tán đồng hay đồng ý. Lịch sự dương tính có thể thông qua nhiêu phương thức khác để thực hiện như thông qua ngôn ngữ chính thức được dùng giữa những người không quen biết để thể hiện sự tán đồng; thông qua chiến lược lấy né tránh làm cơ sở để buộc đối phương phải đồng ý; …
Ví dụ 1:
B nói với A:
-“Thôi em không giảm cân nữa đâu”
-“Đúng rồi đó, chị thấy em giảm hoài mà cũng không có kết quả gì. Vậy cứ việc ăn cho thoải mái, đằng nào chả vậy.”. – A “tán đồng”.
Ta thấy, A sử dụng chiến lược lịch sự dương tính (từ ngữ xưng hô thân thiết, thể hiện tiêu chí lời nói thuộc vê cùng một nhóm xã hội…) nhằm duy trì mối quan hệ với B. Nhưng trên thực tế A đánh giá thấp B, xem B là một người vô giá trị, không có sự kiên trì và dù B có cố gắng giảm cân thì vẫn không có hiệu quả.
Ví dụ 2: D nói với C:
- Mình nghĩ mình sẽ không đăng kí thi ở trường đó nữa.
- Bạn yêu của mình nghĩ vậy là đúng lắm. Bạn nghĩ đi, tỉ lệ chọi của trường đó cao lắm, mà cỡ như bạn vào thi thì khó vào lắm, đã vậy còn tốn công vô ích. Vậy nên mình rất ủng hộ quyết định sáng suốt của bạn. – C “tán đồng”.
Ta thấy, D sử dụng chiến lược lịch sự dương tính (từ ngữ xưng hô thân thiết, thể hiện tiêu chí lời nói thuộc vê cùng một nhóm xã hội…) nhằm duy trì mối quan hệ với C. Nhưng trên thực tế D đánh giá thấp C, xem C là một người vô giá trị và dù C có đăng kí thi thì vẫn không thể đậu.
Trong lịch sự âm tính, việc thực hiện không chỉ dừng lại ở việc “né tránh” mà người nói có thể bảo vệ một cách tích cực thể diện âm tính của người nghe. Một loại phương thức thỏa mãn thể diện âm tính của người nghe là biểu thị sự tôn trọng khách thể nhằm thể hiện địa vị xã hội cao của người nghe. Với nghĩa rộng, thể diện âm tính là yêu cầu vê quyên lực.
- Chiến lược lịch sự tích cực không nhất định có nghĩa là sự thu nhỏ khoảng cách xã hội để từ đó nhất định phải thu nhỏ hoặc hiệu chỉnh sự đe dọa thể diện tiêu cực.
Nếu mô thức lịch sự của Brown và Levison chỉ giới hạn ở hành động nói đe dọa thể diện vê mặt vật chất thì trên thực tế, lịch sự và chiến lược lịch sự cũng thích hợp với hành vi nói vê mặt bản chất vì không đe dọa thể diện.
Ví dụ: A gặp người quen B trong quán cà phê, B không chào A dù cả hai đã chạm mắt. A có thể nghĩ mình bị mất thể diện và B không hiểu gì vê lịch sự.
Việc gọi hay không gọi không phải là hành vi đe dọa thể diện vê mặt bản chất, nhưng nhân tố lịch sự vẫn có tác dụng quan trọng.