Lịch sư là chiến lược (lịch sư chiến lược) và lịch sư là chuẩn mưc (lịch sư chuẩn mưc)

Một phần của tài liệu LỊCH sự TRONG GIAO TIẾP (Trang 27 - 29)

sư chuẩn mưc)

Lịch sự là chiến lược hay nói cách khác đó là phương tiện để tránh đụng độ trong giao tiếp. Chính vì thế mà xuất hiện 3 quy tắc giao tiếp của Lakoff, 6 phương châm giao tiếp của Leech, 15 chiến lược lịch sự dương tính và 10 chiến lược lịch sự âm tính của Brown và Levinson.

Tuy nhiên, lịch sự chiến lược không được coi là phổ quát cho mọi ngôn ngữ của các dân tộc có nên văn hóa khác nhau. Toàn bộ cách ứng xử ngôn ngữ lịch sự mà các tác

giả đê xuất đêu dựa trên tư liệu ngôn ngữ văn hóa phương Tây, song cái tôi của chủ thể giao tiếp trong văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông không trùng nhau nên lịch sự chiến lược trên không phổ quát cho mọi nên văn hóa. Ví như văn hóa phương Tây thừa nhận và đê cao cái tôi độc lập, không chịu sự ràng buộc của mối quan hệ xung quanh, văn hóa phương Đông cái tôi luôn gắn với cộng đồng, chịu sự chi phối của các mối quan hệ liên nhân trong cộng đồng. Vì thế, theo Matsumoto (1988), ứng xử lịch sự là do áp lực của chuẩn xã hội lên hành động cá nhân. Cũng từ cách nhìn này, không ít người cho rằng, lịch sự chiến lược là của người phương Tây, còn người phương Đông phải là lịch sự chuẩn mực, hành động ứng xử ngôn ngữ phù hợp với chuẩn mực giao tiếp xã hội nhằm mục đích tôn trọng các giá trị xã hội như thứ bậc, giới tính, tuổi tác,... Điêu này được thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ phương Đông là nghi thức giao tiếp ( bao gồm cả lời nói và phi lời) như giao tiếp xưng hô, chào hỏi,...

Ví dụ: Người Việt và người Trung lấy hạt nhân là “lễ” xuất phát từ các chuẩn mực xử sự hay phương châm xử thế theo khế ước của xã hội từ xã hội phong kiến. Lễ trong quan hệ vua – tôi là trung, quan hệ với cha mẹ - con cái là hiếu, quan hệ anh chị - em là dễ, quan hệ vợ chồng là tòng.

Tuy nhiên, lịch sự nhìn từ mối quan hệ tương tác giữa cá nhân với cộng đồng luôn là mối quan hệ hai chiêu. Vì thế, cách phân tích để đi đến nhận định cái tôi tự do phương Tây và cái tôi ràng buộc phương Đông dường như hơi cực đoan. Bởi, không thể có một nên văn hóa ngôn ngữ nào chỉ có cái tôi tách biệt với cộng đồng hoặc chỉ có cái tôi chịu sự khế ước của xã hội mà theo cách nói của Hell (1992), quan niệm vê lịch sự chuẩn mực có ý muốn thiết lập mối quan hệ đồng nhất giữa tính dân tộc và ngôn ngữ của nó.

Một phần của tài liệu LỊCH sự TRONG GIAO TIẾP (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w