Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ POLY GLUCOMIC ACID (PGA) BROTH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA DƯA CHUỘT BAO TỬ TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG (Trang 28)

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức, được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Chia thành 15 ô thí nghiệm, mỗi ô thí nghiệm có 10 cây, diện tích thí nghiệm 75m2.

Bảng 6: Các nghiệm thức thí nghiệm

Nghiệm thức Nồng độ áp dụng Chu kỳ sử dụng

Đối chứng Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 7 ngày/lần NT1 Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 7 ngày/lần NT2 Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 7 ngày/lần NT3 Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 7 ngày/lần NT4 Tưới PGA pha với nồng độ 1% 7 ngày/lần Chế độ phân bón kèm nước tưới và chăm sóc cây trồng là cùng một điều kiện và giống nhau ở các nghiệm thức.

Bảng 7: Sơ đồ bố trí nồng độ PGA trên dưa chuột baby Jerry

Khối 1 đối chứng NT4 NT3 NT1 NT2

Khối 2 NT4 NT3 đối chứng NT3 NT1

Khối 3 NT2 NT1 NT4 đối chứng NT3

2.3.2. Phương pháp tiến hành

PGA được pha theo các nồng độ (bảng 4) và tưới trực tiếp vào gốc bằng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây. Lần đầu tiên sử dụng 7 ngày sau trồng, lặp lại theo chu kỳ 7 ngày/lần và ngừng tưới trước khi kết thúc vụ 7 ngày. Lượng phân sử dụng cho giai đoạn 1 (7NST-14NST) là 0,25 l/cây, giai đoạn 2 (14NST-35NST) là 0,5 l/cây.

2.3.3. Kỹ thuật chăm sóc

2.3.3.1. Nước tưới kèm phân bón

Cây con được trồng khi đạt 15 ngày tuổi có một lá thật, có phẩm chất tốt, cây không bị sâu bệnh, khỏe mạnh, có chiều cao đồng đều giữa các cây để đảm bảo độ chính xác cho thí nghiệm. Bầu đất không bị vỡ, rễ không bị ảnh hưởng và còn nguyên 2 lá mầm.

Trước khi trồng cây cần tưới ẩm bầu bằng dung dịch nền với EC 1,5, mỗi bầu cắm 2 ghim tưới nhỏ giọt đối xứng và cách rễ 3cm để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng của cây.

Sau khi cây được trồng thì tiến hành cắt nước để kích thích bộ rễ của cây sinh trưởng, sau 7 ngày sau trồng thì tưới nước kèm phân lại với thể tích thấp phù hợp với nhu cầu của cây và tránh lãng phí.

Thể tích nước tưới cho cây tăng dần theo thời gian và giai đoạn sinh trưởng của cây, thời gian tưới được chia theo các thời gian trong ngày và có thể điều chỉnh theo ảnh hưởng của thời tiết.

Cuối vụ khi cây bắt đầu suy yếu cần chú ý cân bằng lượng phân bón để giảm thiểu tình trạng teo đầu hoặc đít trái.

2.3.3.2. Chăm sóc cây trồng

Cây được trồng trong mỗi bầu giá thể cách đều nhau 30cm.

Khi cây được 3 ngày sau trồng tiến hành buộc dây để chuẩn bị cho cây trồng sinh trưởng. Giàn chuyên trồng cây được gắn dây thép ở trên và dưới, sẽ có dây mềm được buộc vào dây kẽm sao cho thả lỏng vừa phải để quấn quanh khi cây sinh trưởng.

Cây trồng khi đạt 14 ngày sau trồng sẽ có trên 5 tầng lá, bắt đầu tỉa các nhánh phụ và các trái non nứt ra từ nhánh chính từ tầng 4 trở xuống kèm theo các râu leo của cây vì sử dụng dây quấn nên râu leo không cần thiết.

Thường xuyên quấn ngọn và tỉa lá chân định kỳ cho cây để đảm bảo sinh trưởng và tạo thông thoáng hạn chế bệnh cho cây.

Khi cây sinh trưởng vượt qua giàn dây leo cần tiến hành hạ giàn vừa để tiện chăm sóc và thu hoạch. Lúc hạ giàn cần lưu ý đảm bảo tránh để cây gấp khúc, đổ gãy làm tắc nghẽn sinh trưởng.

Thường xuyên dọn sạch cỏ trong vườn và xung quanh vườn để hạn chế các nguồn sinh vật gây hại như bọ phấn, nhện.

2.3.3.3. Côn trùng và bệnh hại

Cây mới bắt đầu trồng là thời gian cây dễ bị sâu xanh tấn công phần lá ngọn. Tiến hành phun Dupont Prevathon để tiêu diệt sâu hại.

Thời điểm cây trồng phát triển được 26 ngày bắt đầu có dấu hiệu bệnh sương mai, đầu tiên phải cắt hết những lá bị bệnh thu gom và đem ra ngoài khu vực nhà kính để tiêu hủy, sau đó tiến hành phun kết hợp các loại thuốc đặc trị như: Revus Opti 440SC, Cabrio Top 600WDG, Daconil 500SC. Khi phun thuốc chỉnh béc phun nhỏ, phun cả mặt trên và mặt dưới lá.

Cuối vụ dưa chuột thường bị bọ trĩ và rệp sáp tấn công. Tiến hành kiểm soát bằng các thuốc: Movento 150OD, Dupont Benivia 100OD, Radiant 60SC kèm Neem Nim 0.15EC. Điều chỉnh béc phun ở áp lực cao và ướt đẫm 2 mặt lá.

2.4. Chỉ tiêu đánh giá và phương pháp theo dõi

2.4.1. Chỉ tiêu sinh trưởng

Chiều cao cây: sử dụng thước dây đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây bằng thước theo chu kỳ 7 ngày/lần, đo mấy cây, đo như thế nào, thời điểm lấy số liệu số liệu được lấy tại các thời điểm 7, 14, 21 và 28 ngày sau trồng. Ở các thí nghiệm trong từng lần lặp lấy ngẫu nhiên 5 trong tổng số 10 cây để đo chiều cao, đánh dấu các cây đã được chọn lấy chỉ tiêu bằng dây chỉ thị để có thể theo dõi và lấy chỉ tiêu cho các đợt sau.

Số lá: được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp tính từ lá thật thứ nhất đến lá ngọn đã mở hoàn chỉnh, sau mỗi lần đếm sử dụng dây rút để đánh dấu lại, lần đếm sau đếm từ vị trí đánh dấu đến lá ngọn đã mở hoàn chỉnh, thu thập chỉ tiêu 7 ngày/ lần, tiến hành lấy ở các thời điểm: 7, 14, 21 và 28 ngày sau trồng

Tiến hành đếm số lá tại các cây đã được đánh dấu khi đo chiều cao, thu thập và ghi chép số liệu.

Khi bắt đầu lấy chỉ tiêu năng suất thì ngừng lấy chỉ tiêu sinh trưởng.

2.4.2. Chỉ tiêu năng suất

Số quả trung bình: tổng số quả thu trên 1 cây trong một ô nghiệm thức.

Khối lượng trung bình quả: khi thành thục, tiến hành thu quả và cân, lấy khối lượng trung bình của quả trong mỗi ô nghiệm thức.

Năng suất cá thể: khối lượng trung bình của 1 cây.

Năng suất lý thuyết: được tính bằng số quả trung bình/cây x trọng lượng trung bình quả x mật độ.

2.4.3. Chỉ tiêu chất lượng

Độ ngọt: quả sau khi thu hoạch được đánh giá độ ngọt bằng máy đo brix. Hàm lượng chất khô của quả:

Thủ tục tiến hành: mẫu thực vật sau khi rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều để lấy mẫu. Cân chính xác 20g bỏ vào đĩa petri đã biết khối lượng từ trước. Đặt mẫu cùng với đĩa vào tủ sấy, tăng dần nhiệt độ lên đến 105oC, duy trì nhiệt độ này từ 4-6 giờ (đến khi khối lượng không đổi). Lấy đĩa mẫu ra và cho vào bình hút ẩm để làm nguội, cân khối lượng sau khi sấy mẫu và ghi kết quả (Đoàn Văn Cung 1998).

Tỉ lệ chất khô được xác định theo công thức: 𝑋% =𝐵−𝐶

𝐴−𝐶𝑥 100 Trong đó: X% là phần trăm khối lượng chất khô trong mẫu tươi,

A là khối lượng mẫu tươi + khối lượng đĩa petri,

B là khối lượng mẫu khô + khối lượng đĩa petri sau khi sấy, C là khối lượng đĩa petri).

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm sẽ được xử lý thống kê sinh học trên máy tính bằng các phần mềm MSTATC, MICROSOFT EXCEL.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của nồng độ PGA đến các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây

3.1.1. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến chiều cao cây

Chiều cao của cây được xem là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng qua đó phản ánh khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột bao tử vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Sự tăng trưởng của chiều cao phụ thuộc nhiều yếu tố: đất, giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc. Trong đó khả năng hấp thụ phân bón là yếu tố đặc biệt tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng để tăng sinh khối phát triển chiều cao cây.

Bảng 8: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến tăng trưởng chiều cao cây

Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm)

7NST 14NST 21NST 28NST Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 15,07 ns 40,37abc 87,53 b 161,00 d

Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 15,20 42,10 ab 88,13 b 164,87 c Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 15,03 37,07 c 89,47 b 168,07 ab Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 15,10 43,27 a 95,53 a 170,60 a

Tưới PGA pha với nồng độ 1% 14,90 38,60 bc 87,60 b 167,33 bc

CV% 1,98% 5,65% 3,05% 0,84%

LSD0,05 0,5617 4,284 5,157 2,635

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)

Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến tăng trưởng chiều cao cây (Bảng 8) cho thấy, vào thời điểm 7 ngày sau trồng chiều cao giữa các nghiệm thức chưa có sự khác biệt, do vào thời điểm này chỉ mới bổ sung PGA lần đầu tiên, chưa có đủ thời gian để hấp thu, chuyển hóa và tác động đến chiều cao của cây. Chiều cao của cây dưa chuột bao tử vào 14 ngày sau trồng đã có sự khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê cho thấy sử dụng PGA ở các nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của dưa chuột bao tử. Chiều cao cây đạt kết quả tốt nhất (43,27cm) khi tưới PGA pha với nồng độ 0,75% khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với tưới PGA pha với nồng độ 0,25% (42,10cm) và nghiệm thức đối chứng (40,37cm) nhưng có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức còn lại: khi tưới PGA pha với nồng độ 1% (38,60cm) và thấp nhất đối với tưới PGA ở nồng độ 0,5% (37,07cm).

Khi cây đạt 21 ngày sau trồng, tưới PGA pha với nồng độ 0,75% vẫn tiếp tục mang lại hiệu quả cao nhất (95,53cm) đến chiều cao cây, các nghiệm thức còn lại mang lại hiệu quả tương đương nhau.

Đối với cây dưa chuột bao tử trồng được 28 ngày, các nghiệm thức đã có sự phân bố rõ rệt. Nghiệm thức chỉ tưới nước (đối chứng) cây sinh trưởng với chiều cao thấp nhất (161cm) và tăng trưởng tốt hơn khi tăng liều lượng PGA pha với nồng độ 0,25% (164,87cm) đến tốt nhất khi tưới PGA pha ở nồng độ 0,75% (170,60cm) và mang lại kết quả không sai biệt khi tưới PGA ở nồng độ 0,5% và 1%.

Trong giai đoạn 7 ngày sau trồng cây con mới được đưa từ khay xốp ra trồng trên giá thể nên cây con cần thời gian để hồi phục và tập trung phát triển rễ, vì vậy cây phát triển chiều cao khá chậm, mà ta vẫn chưa nhìn thấy sự khác biệt về chiều cao của cây trong giai đoạn này.

Khoảng thời gian (7 NST-21 NST) bộ rễ của cây đã phát triển đầy đủ, trong thời gian này nhu cầu dinh dưỡng của cây sẽ tăng vì vậy cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây để phát triển các bộ phận khác và nuôi thêm quả ở giai đoạn cuối (28NST).

Với việc sử dụng PGA pha với nồng độ 0,75% có tác động rõ rệt nhất đối với tăng trưởng chiều cao cây qua từng giai đoạn sinh trưởng.

3.1.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến số lá trên cây

Đối với các cây được trồng và chăm sóc trong điều kiện đồng đều, với chiều cao là gần tường đương nhau mà số tầng lá càng nhiều thì số mắt, số chùm hoa, số chùm mang quả càng nhiều đồng nghĩa với năng suất càng cao.

Bảng 9: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến số lá trên cây

Nghiệm thức

Số lá/cây (lá)

7NST 14NST 21NST 28NST

Không sử dụng PGA, chỉ tưới

nước 2 ns 7,60 c 14,67 b 24,20 cd

Tưới PGA pha với nồng độ

0,25% 2 7,87 b 15,53 ab 24,67 bc

Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 2 7,80 bc 15,27 b 24,93 b Tưới PGA pha với nồng độ

0,75% 2 8,33 a 16,20 a 25,47 a

Tưới PGA pha với nồng độ 1% 2 7,87 b 15,20 b 23,73 d

CV% 0% 1,76% 3,18% 1,12%

LSD0,05 0 0,2595 0,9205 0,5156

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)

Kết quả bảng 9 cho thấy 7 ngày sau trồng chưa có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê khi sử dụng PGA, Vào thời điểm 14 ngày sau trồng và 21 ngày sau trồng các nghiệm thức đã có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê khi tưới PGA pha ở nồng độ 0,75% mang lại hiệu quả cao nhất đối với sinh trưởng số lá và thấp nhất đối với sinh trưởng số lá khi không sử dụng PGA, Số lá trên cây của các nghiệm thức còn lại không có sự thay đổi khác biệt đáng kể.

Vào thời điểm 28NST cho thấy khi tưới PGA pha ở nồng độ 0,75% vẫn mang lại hiệu quả cao nhất (25,47 lá/cây) tuy nhiên khi sử dụng PGA pha với nồng độ 1% lại thu được số liệu sinh trưởng số lá thấp nhất (23,73 lá/cây).

Sự tăng trưởng đáng kể về số lá khi tưới thêm PGA cho cây, việc tăng số lá giúp cây có thể quang hợp, trao đổi chất tốt hơn, rút ngắn chiều dài các lóng thân và tăng tầng quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Với việc sử dụng PGA pha với nồng độ 0,75% đối với tăng trưởng số lá cây qua từng giai đoạn sinh trưởng.

3.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các chỉ tiêu về năng suất của cây

3.2.1. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 10: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các yếu tố cấu thành năng suất

Nghiệm thức Số quả trung

bình/cây (quả)

Khối lượng trung bình quả/cây (g)

Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 63,80 c 48,23 b Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 72,47 b 48,42 b Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 73,00 ab 50,51 a Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 77,80 a 48,87 b

Tưới PGA pha với nồng độ 1% 74,47 ab 47,35 b

LSD0,05 5,086 1,623

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)

Dựa vào ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các yếu tố cấu thành năng suất (bảng 10) cho ta thấy:

Trong tất cả các nghiệm thức, tưới PGA pha với nồng độ 0,75% cho số quả trung bình/cây vượt trội các nghiệm thức còn lại (77,80 quả/cây) điều này đã được thấy rõ qua các chỉ tiêu chiều cao, số lá, số hoa của nghiệm thức này đều là cao nhất và khi so sánh với khi không sử dụng PGA cho số quả thấp nhất (63,80 quả/cây).

Về mặt khối lượng trung bình quả/cây, đối với khi sử dụng PGA ở nồng độ 0,5% mang lại kết quả cao nhất (50,51 quả/cây) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.

3.2.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến năng suất của cây

Bảng 11: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến năng suất lý thuyết của cây

Nghiệm thức Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 61,54 b Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 70,23 a

Tưới PGpha A với nồng độ 0,5% 73,73 a Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 76,00 a Tưới PGA pha với nồng độ 1% 70,52 a

CV% 4,77%

LSD0,05 6,321

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)

Dựa vào ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến năng suất lý thuyết của cây (Bảng 11) cho ta thấy:

Khi sử dụng PGA năng suất lý thuyết của dưa chuột bao tử cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Còn đối với các nồng độ PGA khác nhau thì năng suất của cây trồng không có sự khác biệt (dao động từ khoảng 70,23- 76,0 tấn/ ha).

3.3. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các chỉ tiêu về chất lượng của quả

3.3.3 Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng chất khô trong quả

Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với nhau, hàm lượng chất khô càng lớn thì hàm lượng nước càng nhỏ, Các giá thể khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thành phần và tính chất của cây trồng, Chất khô trong thực vật chủ yếu là protein và những hợp chất chứa đạm khác nhau: chất béo, hydracacbon, tinh bột, đường, xenluloza, pectin…

Bảng 11: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng chất khô trong quả Nghiệm thức Hàm lượng chất khô(%) Hàm lượng nước(%) Không sử dụng PGA, 6,50 a 93,50 b

Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 6,05 ab 93,95 ab

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ POLY GLUCOMIC ACID (PGA) BROTH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA DƯA CHUỘT BAO TỬ TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG (Trang 28)