Số liệu thí nghiệm sẽ được xử lý thống kê sinh học trên máy tính bằng các phần mềm MSTATC, MICROSOFT EXCEL.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của nồng độ PGA đến các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây
3.1.1. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến chiều cao cây
Chiều cao của cây được xem là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng qua đó phản ánh khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột bao tử vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Sự tăng trưởng của chiều cao phụ thuộc nhiều yếu tố: đất, giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc. Trong đó khả năng hấp thụ phân bón là yếu tố đặc biệt tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng để tăng sinh khối phát triển chiều cao cây.
Bảng 8: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến tăng trưởng chiều cao cây
Nghiệm thức
Chiều cao cây (cm)
7NST 14NST 21NST 28NST Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 15,07 ns 40,37abc 87,53 b 161,00 d
Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 15,20 42,10 ab 88,13 b 164,87 c Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 15,03 37,07 c 89,47 b 168,07 ab Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 15,10 43,27 a 95,53 a 170,60 a
Tưới PGA pha với nồng độ 1% 14,90 38,60 bc 87,60 b 167,33 bc
CV% 1,98% 5,65% 3,05% 0,84%
LSD0,05 0,5617 4,284 5,157 2,635
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến tăng trưởng chiều cao cây (Bảng 8) cho thấy, vào thời điểm 7 ngày sau trồng chiều cao giữa các nghiệm thức chưa có sự khác biệt, do vào thời điểm này chỉ mới bổ sung PGA lần đầu tiên, chưa có đủ thời gian để hấp thu, chuyển hóa và tác động đến chiều cao của cây. Chiều cao của cây dưa chuột bao tử vào 14 ngày sau trồng đã có sự khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê cho thấy sử dụng PGA ở các nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao của dưa chuột bao tử. Chiều cao cây đạt kết quả tốt nhất (43,27cm) khi tưới PGA pha với nồng độ 0,75% khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với tưới PGA pha với nồng độ 0,25% (42,10cm) và nghiệm thức đối chứng (40,37cm) nhưng có ý nghĩa thống kê so với 2 nghiệm thức còn lại: khi tưới PGA pha với nồng độ 1% (38,60cm) và thấp nhất đối với tưới PGA ở nồng độ 0,5% (37,07cm).
Khi cây đạt 21 ngày sau trồng, tưới PGA pha với nồng độ 0,75% vẫn tiếp tục mang lại hiệu quả cao nhất (95,53cm) đến chiều cao cây, các nghiệm thức còn lại mang lại hiệu quả tương đương nhau.
Đối với cây dưa chuột bao tử trồng được 28 ngày, các nghiệm thức đã có sự phân bố rõ rệt. Nghiệm thức chỉ tưới nước (đối chứng) cây sinh trưởng với chiều cao thấp nhất (161cm) và tăng trưởng tốt hơn khi tăng liều lượng PGA pha với nồng độ 0,25% (164,87cm) đến tốt nhất khi tưới PGA pha ở nồng độ 0,75% (170,60cm) và mang lại kết quả không sai biệt khi tưới PGA ở nồng độ 0,5% và 1%.
Trong giai đoạn 7 ngày sau trồng cây con mới được đưa từ khay xốp ra trồng trên giá thể nên cây con cần thời gian để hồi phục và tập trung phát triển rễ, vì vậy cây phát triển chiều cao khá chậm, mà ta vẫn chưa nhìn thấy sự khác biệt về chiều cao của cây trong giai đoạn này.
Khoảng thời gian (7 NST-21 NST) bộ rễ của cây đã phát triển đầy đủ, trong thời gian này nhu cầu dinh dưỡng của cây sẽ tăng vì vậy cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây để phát triển các bộ phận khác và nuôi thêm quả ở giai đoạn cuối (28NST).
Với việc sử dụng PGA pha với nồng độ 0,75% có tác động rõ rệt nhất đối với tăng trưởng chiều cao cây qua từng giai đoạn sinh trưởng.
3.1.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến số lá trên cây
Đối với các cây được trồng và chăm sóc trong điều kiện đồng đều, với chiều cao là gần tường đương nhau mà số tầng lá càng nhiều thì số mắt, số chùm hoa, số chùm mang quả càng nhiều đồng nghĩa với năng suất càng cao.
Bảng 9: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến số lá trên cây
Nghiệm thức
Số lá/cây (lá)
7NST 14NST 21NST 28NST
Không sử dụng PGA, chỉ tưới
nước 2 ns 7,60 c 14,67 b 24,20 cd
Tưới PGA pha với nồng độ
0,25% 2 7,87 b 15,53 ab 24,67 bc
Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 2 7,80 bc 15,27 b 24,93 b Tưới PGA pha với nồng độ
0,75% 2 8,33 a 16,20 a 25,47 a
Tưới PGA pha với nồng độ 1% 2 7,87 b 15,20 b 23,73 d
CV% 0% 1,76% 3,18% 1,12%
LSD0,05 0 0,2595 0,9205 0,5156
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Kết quả bảng 9 cho thấy 7 ngày sau trồng chưa có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê khi sử dụng PGA, Vào thời điểm 14 ngày sau trồng và 21 ngày sau trồng các nghiệm thức đã có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê khi tưới PGA pha ở nồng độ 0,75% mang lại hiệu quả cao nhất đối với sinh trưởng số lá và thấp nhất đối với sinh trưởng số lá khi không sử dụng PGA, Số lá trên cây của các nghiệm thức còn lại không có sự thay đổi khác biệt đáng kể.
Vào thời điểm 28NST cho thấy khi tưới PGA pha ở nồng độ 0,75% vẫn mang lại hiệu quả cao nhất (25,47 lá/cây) tuy nhiên khi sử dụng PGA pha với nồng độ 1% lại thu được số liệu sinh trưởng số lá thấp nhất (23,73 lá/cây).
Sự tăng trưởng đáng kể về số lá khi tưới thêm PGA cho cây, việc tăng số lá giúp cây có thể quang hợp, trao đổi chất tốt hơn, rút ngắn chiều dài các lóng thân và tăng tầng quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Với việc sử dụng PGA pha với nồng độ 0,75% đối với tăng trưởng số lá cây qua từng giai đoạn sinh trưởng.
3.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các chỉ tiêu về năng suất của cây
3.2.1. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 10: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các yếu tố cấu thành năng suất
Nghiệm thức Số quả trung
bình/cây (quả)
Khối lượng trung bình quả/cây (g)
Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 63,80 c 48,23 b Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 72,47 b 48,42 b Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 73,00 ab 50,51 a Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 77,80 a 48,87 b
Tưới PGA pha với nồng độ 1% 74,47 ab 47,35 b
LSD0,05 5,086 1,623
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Dựa vào ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các yếu tố cấu thành năng suất (bảng 10) cho ta thấy:
Trong tất cả các nghiệm thức, tưới PGA pha với nồng độ 0,75% cho số quả trung bình/cây vượt trội các nghiệm thức còn lại (77,80 quả/cây) điều này đã được thấy rõ qua các chỉ tiêu chiều cao, số lá, số hoa của nghiệm thức này đều là cao nhất và khi so sánh với khi không sử dụng PGA cho số quả thấp nhất (63,80 quả/cây).
Về mặt khối lượng trung bình quả/cây, đối với khi sử dụng PGA ở nồng độ 0,5% mang lại kết quả cao nhất (50,51 quả/cây) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.
3.2.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến năng suất của cây
Bảng 11: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến năng suất lý thuyết của cây
Nghiệm thức Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 61,54 b Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 70,23 a
Tưới PGpha A với nồng độ 0,5% 73,73 a Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 76,00 a Tưới PGA pha với nồng độ 1% 70,52 a
CV% 4,77%
LSD0,05 6,321
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Dựa vào ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến năng suất lý thuyết của cây (Bảng 11) cho ta thấy:
Khi sử dụng PGA năng suất lý thuyết của dưa chuột bao tử cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
Còn đối với các nồng độ PGA khác nhau thì năng suất của cây trồng không có sự khác biệt (dao động từ khoảng 70,23- 76,0 tấn/ ha).
3.3. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến các chỉ tiêu về chất lượng của quả
3.3.3 Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng chất khô trong quả
Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với nhau, hàm lượng chất khô càng lớn thì hàm lượng nước càng nhỏ, Các giá thể khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thành phần và tính chất của cây trồng, Chất khô trong thực vật chủ yếu là protein và những hợp chất chứa đạm khác nhau: chất béo, hydracacbon, tinh bột, đường, xenluloza, pectin…
Bảng 11: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng chất khô trong quả Nghiệm thức Hàm lượng chất khô(%) Hàm lượng nước(%) Không sử dụng PGA, 6,50 a 93,50 b
Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 6,05 ab 93,95 ab Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 5,92 ab 94,08 ab Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 5,90 ab 94,10 ab Tưới PGA pha với nồng độ 1% 5,72 b 94,28 a
CV% 6,21% 0,40%
LSD0,05 0,7045 0,7045
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Dựa vào ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng chất khô trong quả (Bảng 11) cho ta thấy hàm lượng chất khô và hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với nhau, hàm lượng chất khô càng lớn thì hàm lượng nước càng nhỏ. Đối với dưa chuột bao tử quan trọng là lượng chất khô chứa trong quả vì trong thành phần chất khô có chứa nhiều Carbohydrate, là chất thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy phân tích ảnh hưởng của nồng độ PGA đến hàm lượng chất khô và lượng nước có trong quả là điều hết sức cần thiết.
Có thể thấy được khi không sử dụng PGA thì hàm lượng chất khô trong quả là cao nhất (6,50%) khác biệt với nồng độ 1% thấp nhất (5.72%) và giữa các nồng độ còn lại không có sự khác biệt.
3.3.2. Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng đường trong quả
Bảng 12: Ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng đường trong quả
Nghiệm thức Độ đường (%)
Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 4 ns
Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 4
Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 4
Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 4
Tưới PGA pha với nồng độ 1% 4
CV% 0
LSD0,05 0
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có nghĩa ở mức α=0,05; ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê)
Dựa vào ảnh hưởng của các nồng độ PGA đến hàm lượng đường trong quả (Bảng 12) ta thấy được việc sử dụng PGA không gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường chứa trong quả.
3.4. Hiệu quả kinh tế (Tính cho 1000m2/ vụ)
Hiệu quả kinh tế là điều mà bất kỳ ai cũng quan tâm khi làm bất kỳ một việc liên quan tới công việc sản xuất, kinh doanh, Trong nông nghiệp cũng vậy, khi một loại cây trồng áp dụng một công nghệ mới hay loại phân bón mới cây trồng có thể cho năng suất cao nhưng khi hoạch toán kinh tế thì lãi ròng rất ít do chi phí đầu tư quá cao, Như vậy chưa chắc cho năng suất cao là hiệu quả kinh tế cao, do đó hoạch toán kinh tế là một chỉ tiêu cần phải đánh giá trong việc sản xuất hay kinh doanh. Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của dưa chuột bao tử khi sử dụng PGA cho 1000m2/vụ.
Nghiệm thức Tổng chi phí(triệu) Năng suất (tấn) Tổng thu (triệu) Lãi (triệu) Không sử dụng PGA, chỉ tưới nước 48.00 6,154 61.54 13.54 Tưới PGA pha với nồng độ 0,25% 50.80 7,023 70.23 19.43 Tưới PGA pha với nồng độ 0,5% 52.11 7,373 73.73 21.62 Tưới PGA pha với nồng độ 0,75% 53.06 7,600 76.00 22.94 Tưới PGA pha với nồng độ 1% 51.79 7,052 70.52 18.73
Ghi chú: chi phí chung: 48.00 triệu đồng/1000m2 Giá dưa chuột: 10.000 đồng/kg
Dựa vào bảng 13 có thể thấy, sử dụng PGA mang lại lợi nhuận cao hơn khi không sử dụng, trong đó nghiệm thức với nồng độ PGA được sử dụng ở 0.75% mang lại lợi nhuận cao nhất là 22.94 triệu đồng và khi không sử dụng PGA ta thu được lãi thấp nhất là 13.54 triệu đồng. Đồng thời, khi sử dụng PGA ở nồng độ 1% sẽ làm tăng chi phí đầu tư dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế so với khi sử dụng ở nồng độ thấp hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Căn cứ vào số liệu sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng sau khi thực hiện đề tài tôi đưa ra một số kết luận như sau:
- Khi sử dụng PGA pha các nồng độ khác nhau là gia tăng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của dưa chuột bao tử so với đối chứng.
- Khi sử dụng PGA pha ở nồng độ 0.75% mang lại hiệu quả tốt nhất trên đối tượng dưa chuột bao tử cho sinh trưởng và năng suất vượt trội so với sử dụng các nồng độ còn lại. Đồng thời tối ưu nhất lợi nhuận thu được.
KIẾN NGHỊ
Cần nghiên cứu trên nhiều vụ để có kết quả chính xác hơn.
Nghiên cứu chưa có điều kiện phân tích dư lượng nitrat trên rau. Nếu có điều kiện các nghiên cứu sau nên kiểm tra thêm yếu tố này.
Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm nhiều nồng độ PGA trên các loại cây trồng phù hợp khác để mang lại hiệu quả tối ưu và có thể sớm đưa PGA vào phục vụ cho quá trình sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1.Trần Thị Ba, Phạm Hồng Cúc, Trần Thị Kim Ba (1999), Giáo trình trồng rau, Đại học Cần Thơ.
2. Trần Thị Ba (2013), Đặc tính sinh học và kỹ thuật canh tác, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Bộ (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.
3. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình Cây rau, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Tạ Thu Cúc (2005), Giáo trình Kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội. 5. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp.
6. Hoàng Thị Hà (1998), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông Nghiệp.
8. Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (1995), Cây dưa chuột bao tử và kỹ thuật trồng trọt và chế biến rau xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Trần Khắc Thi (1999), Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông Nghiệp.
10. Nguyễn Khắc Thi (1985), Nghiên cứu đặc điểm của một số giống dưa chuột và ứng dụng chúng trong công tác giống tại đồng bằng sông Hồng.
11. Trần Đức Toàn (2016), Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm phân bón hỗn hợp NPK – PGA trên một số cây trồng tại Nghệ An, Tây Nguyên và Thái Nguyên.
12. Vũ Thị Quỳnh (2012), Ảnh hưởng của mật độ và lượng nước tưới tác động đến sinh trưởng phát triển cây dưa leo canh tác vào mùa khô và mùa mưa trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt, Đề tài cấp cơ sở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao.
13. Lê Quốc Vương và Trần Văn Lâm (2008), Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho một số loại rau ăn lá và rau ăn quả theo hướng công nghệ cao, Đề tài cấp cơ sở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao.
Tài liệu ngoài nước
14. Alexanyan S.M (1994), Prospects of development of ex-situ conservation of plant genetic resources collections in Russia, In: Intergration of conservation strategies of plant genetic resources in Europe, Procceding of Inter. Symp. on PGR in Europe, Gatersleben, Germany.
15. Lin Chen Liangjun Fei, Zilu Wang, Mohamed Khaled Salahou, Le Liu, Yun Zhong, Zhiguang Dai (2018), The effects of poly (γ-glutamic acid) on spinach productivity and nitrogen use efficiency in North-West China.