5. Thành tựu văn hóa tinh thần thời Hậu Lê
5.3. Thành tựu về văn học
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục, văn học cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với trên 130 tác giả.
Trong văn học ở thế kỷ XV, văn học chữ Hán chiếm ưu thế, lực lượng sáng tác chủ yếu là các nho sĩ, quan lại. Nội dung của tác phẩm văn học tuy có nhiều xu hướng khác nhau nhưng đều thể hiện khí thế vươn lên của tầng lớp nho sĩ, bộc lộ ý thức tự cường mạnh mẽ của dân tộc, đồng thời phản ánh địa vị thống trị của hệ tư tưởng Nho giáo.
27 Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV giành được thắng lợi vẻ vang đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn. Đó là những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của dân tộc ta, trước hết phải kể đến tập Quân trung từ mệnh và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Tập Quân trung từ mệnh bao gồm 50 bức thư do Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi
gửi bọn tướng tá, quan lại nhà Minh trong thời gian kháng chiến và những mệnh lệnh ban bố trong quân đội của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những bức thư ấy thể hiện tính chất chính nghĩa của ta và làm cho bọn tướng giặc hoang mang lo sợ. “ Bình Ngô đại cáo” là bản anh hùng ca tổng kết tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Nội dung bài cáo toát lên tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, ý chí căm thù giặc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của dân tộc ta. Ngoài ra còn phải kể đến Phú núi Chí Linh của Nguyễn Mộng Tuân, Phú sông Xương Giang của Lý Tử Tấn, Phú Lam sơn, Phú hậu sông
Bạch Đằng của Vũ Mộng Tuyên..., đều là những áng văn chương nồng đượm
tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
Bên cạnh xu hướng trên ở thế kỷ XV còn có nhiều tác phẩm phản ánh thái độ bất bình, nỗi lòng chua xót uất ức của những sĩ phu chân chính, tiêu biểu là một số bài thơ của Nguyễn Trãi trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập, Lý Tử Tấn trong Chuyết Am tập và Nguyễn Húc trong Cửu đài tập.
Văn học chữ Nôm ở thời Lê cũng bắt đầu chiếm một ví trí quan trọng trên văn đàn với nhiều tác phẩm có giá trị nổi bật là tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có 254 bài thơ Nôm, nội dung chủ yếu là ca tụng cảnh đẹp của đất nước, nói lên lòng tự hào của dân tộc; hoặc là sự bất bình, lên án bọn quan lại tham nhũng, bè cánh, xu nịnh. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất còn truyền đến ngày nay do đó tập thơ có giá trị lớn về mặt ngôn ngữ cũng như khoa học. Hội tao đàn có Hồng Đức quốc âm thi tập khoảng 300 bài thơ Nôm xướng họa của vua tôi thời Lê Thánh Tông. Vua Lê Thánh Tông còn có bài Thập
giới cô hồn quốc ngữ văn phản ánh thái độ của nhà vua đối với các tầng lớp
xã hội qua đó phản ánh phần nào những tương quan giai cấp và chính sách của nhà Lê đối với các tầng lớp xã hội đương thời.
Ngoài ra trong văn học thời kỳ này còn phải kể đến bộ Việt điện u linh
do Nguyễn Văn Chất viết lại có bổ sung thêm trên cơ sở tác phẩm của Lý Tế Xuyên ở thời Trần và bộ Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại trên cơ sở tác phẩm của Trần Thế Pháp thời Trần.
28 Nhìn chung trong nền văn học thời nhà Lê, Nguyễn Trãi là nhà thơ cũng là nhà văn lớn nhất, có nhiều cống hiến cho văn học nước nhà.