Thành tựu về khoa học

Một phần của tài liệu THÀNH TỰU VĂN HÓA TINH THẦN VIỆT NAM THỜI KỲ LÝ TRẦN HỒ GIAI ĐOẠN CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƯỢC VÀ GIAI ĐOẠN HẬU LÊ (Trang 30 - 36)

5. Thành tựu văn hóa tinh thần thời Hậu Lê

5.4. Thành tựu về khoa học

Thời kỳ này sử học phát triển vô cùng mạnh mẽ. Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên là hai nhà sử học lớn của thế kỷ XV. Phan Phu Tiên soạn bộ Đại Việt

sử ký tục biên, gồm 10 quyển, chép tiếp bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu từ

đầu thời Trần (1225) đến khi quân Minh rút về nước (1427). Rất tiếc là bộ sử này đến nay không còn nữa. Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 15 quyển chia làm 2 phần: Phần “ngoại kỷ” chép từ kỷ Hồng Bàng cho đến 12 sứ quân (gồm 5 quyển); phần “bản kỷ” chép từ Đinh Tiên Hoàng cho đến vua Lê Thái Tổ lên ngôi (gồm 10 quyển). Ngô Sĩ Liên nói rõ trong Phàm lệ: “sách này làm ra vốn do hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, lại tham khảo Bắc sử, dã sử, các bản truyện, chí, cùng những điều

đã nghe, tra xét, so sánh biên tập mà thành”. Với tinh thần dân tộc mạnh mẽ,

tác giả đã dựa trên nguồn tư liệu truyền thuyết dân gian, lần đầu tiên đã đưa chúng vào thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang trong một công trình chính sử. Tác phẩm này hiện nay vẫn còn nguyên vẹn và là một trong những bộ sử xưa nhất của nước ta còn truyền lại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử dân tộc về sau. Ngoài ra còn có bộ Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, là một tập lịch sử ký sự ghi lại một cách súc tích quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kể từ lúc tụ nghĩa cho đến khi giành được thắng lợi hoàn toàn, đồng thời đây còn là ánh văn chương tuyệt tác, ca ngợi về tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Bên cạnh đó còn có tác phẩm

Việt giám thông khảo của Vũ Quỳnh và tập Việt giám vịnh sử của Đặng Minh

Khiêm.

Bên cạnh các công trình về sử học, ở thế kỷ XV còn xuất hiện một số tác phẩm phản ánh những thành tựu nghiên cứu về địa lý học, y học và toán học.

Về địa lý học quyển Dư địa chí của Nguyễn Trãi là tác phẩm địa lý học lịch sử đầu tiên của nước ta, tác giả và những người chú giải đã xác định rõ ràng về lãnh thổ của quốc gia dân tộc, kể rõ nnhững khu vực hành chính trên phạm vi đất nước, nêu lên những đặc điểm về địa thế, về tài nguyên, sản vật và nghề nghiệp, phong tục tập quán...của từng vùng, đặc biệt trong sách còn chú ý đến những hoạt động về kinh tế hàng hóa đương thời. Ngoài ra còn có

29 sinh hoạt xã hội, và An Nam bình thắng đồ của Đàm Văn Lễ một cuốn sách về địa lý có giá trị. Bộ Hồng Đức bản đồ là một công trình điều tra cơ bản về đất nước thống nhất của quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

5.5. Nghệ thuật diễn xướng

a. Âm nhạc

Nhà Lê là một thời kỳ tương đối phát triển về âm nhạc, nhất là loại nhạc dùng trong cung đình. Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1437) vua Lê Thái Tông sai Hành khiển Nguyễn Trãi cùng với Lễ bộ Ty giám là Lương Đăng đốc làm loan giá, nhạc khí dạy tập nhạc múa đặc biệt là việc chế định về nhã nhạc để dùng trong các nghi lễ của triều đình phong kiến. Nguyễn Trãi đã tâu lên nhà vua quan niệm thẩm mĩ đầy tinh thần nhân bản của mình về âm nhạc như sau:

dẹp loạn thì dùng võ, thái bình thì dùng văn. Ngày nay chế định lễ nhạc

chính là đúng lúc. Nhưng cội gốc nếu không vững thì lễ nhạc dựa vào đâu mà đứng được, văn hiến nếu không có thì lễ nhạc cũng không bởi đâu mà thực hành được. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Tôi vâng theo chiếu chỉ, thẩm định nhạc nhã, không giám không hết lòng, ngặt vì học thức kém cỏi, khó lòng điều hòa được luật điệu âm nhạc là môn thần diệu tinh vi. Nguyện xin bệ hạ yêu thương, nuôi dưỡng dân đen, để cho nơi làng xóm quê thôn không còn có tiếng sầu than oán giận, có như thế thì mới không lỗi

mất căn bản của nhạc”. Như vậy là, cùng với việc nhận định về âm nhạc,

Nguyễn Trãi còn nhân đó để góp ý với vua Lê Thái Tông về đường lối trị nước. Xong trong việc bàn luận về chế định nhã nhạc, quy chế do Lương Đăng và Nguyễn Trãi đưa ra nhiều chỗ không hợp ý nhau, lời bàn về nhạc khí lớn nhỏ, nặng nhẹ cũng nhiều điều trái ngược nhau, mà việc tống nhạc cũng không giống nhau, nhất là sự bất đồng trong quan điểm về việc đề cao tinh thần dân tộc trong nhã nhạc, vì thế mà Nguyễn Trãi đà dâng biểu xin từ nhiệm và một mình Lương Đăng đứng ra xây dựng nhã nhạc. Tháng 6 năm 1437 Lương Đăng định xong nhã nhạc, quy định các loại nhạc và các thứ nhạc khí dùng trong các lễ nghi của triều đình. Theo Lương Đăng “ Nhã nhạc bao gồm Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt giao trùng nhạc, Đại

triều nhạc, Thường trường nhạc, Đại yến nhạc, Cung trung nhạc”. Lương

Đăng đã phỏng theo nguyên tắc biên chế của nhã nhạc nhà Minh, xây dựng cấu trúc của dàn nhạc trong cung đình gồm 2 loại là Đường thượng chi nhạc

30

và Đường hạ chi nhạc. Đường thượng chi nhạc gồm có: Đại cổ, biên chung,

biên khánh, cầm, sắt, sinh, tiêu, quản, thược, trúc, ngữ, huân, trì. Về biên chế

của Đường hạ chi nhạc gồm có: Phương hưởng, không hầu, tỳ bà, quản cổ,

quản địch. Về mặt phép tắc, nhã nhạc và nhạc khí được Lương Đăng nêu ra

có nhiều điều thiếu sót, nhưng có cũng đánh dấu một bước phát triển mới của nên âm nhạc cùng đình dưới triều Lê. Đến thời Lê Thánh Tông 1460 - 1497, nhà vua quyết định sắp xếp lại cả âm nhạc cung đình lẫn âm nhạc dân gian. Nhà vua sai thân nhân trung, Đỗ Nhuận và Lương Thế Vinh ngiên cứu về âm nhạc của Trung Quốc để chế định lại lễ nhạc trong triều đình nhà Lê và lập ra bộ Đồng văn chuyên về luyện tập nhạc khí và bội Nhã nhạc chuyên về ca hát đồng thời giao cho các quan thái thường tự trông coi. Còn ca nhạc dân gian thì giao cho ty giáo phường phụ trách. Đối với quân nhạc thì có bộ kèn trống của lính kỵ thuộc về các cơ vệ.

Trong sự phát triển của nền nghệ thuật âm nhạc cung đình triều Lê nổi lên bản nhạc Bình Ngô phá trận, được dùng để tấu và múa vào những ngày hội mừng chiến thắng hàng năm. Nội dung của bản nhạc ca ngợi cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và thắng lợi vẻ vang chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Theo sử cũ, khi bản nhạc này được trình diênc lần đầu tiên trong một buổi yến tiệc vào đầu xuân năm 1449, thì trong đám công thần có người đã cảm động đến phát khóc.

Bên cạnh nền âm nhạc cung đình có tính chất nghi lễ thì trong dân gian vẫn tồn tại và phát triển một nền âm nhạc phong phú, đầy sức sống và sáng tạo, phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu và sự giao lưu tình cảm của nhân dân. Nhiều điệu múa hát thuộc thời xưa vẫn được phát huy. Trong nền âm nhạc dân gian lúc này, lối hát ả đào đã khá phổ biến. Bên cạnh đó nghệ thuật tuồng chèo cũng rất được yêu thích. Chúng thường tổ chức vào các ngày hội lễ vui xuân đầu năm...

Tuy nhiên dưới con mắt của các quan lại tập nhiễm sâu sắc hệ tư tưởng Nho giáo chính thống trong chính quyền phong kiến của nhà Lê, thì âm nhạc dân gian cổ truyền đã bị nhìn nhận một cách méo mó, lệch lạc. Vào năm 1437 vua Lê Thái Tông theo lời đề nghị của Lương Đăng đã ra lệnh bãi bỏ trò chơi hát chèo khi vua yết nhà thái miếu, vì coi đó là một thứ “nhạc dân”. Đến thời vua Lê Nhân Tông 1448 khi vua ngự giá về Lam kinh đi qua Thanh Hóa nghe lời của đài quan đồng hanh pháp, thái úy Lê Khả lai ra lệnh cấm hẳn tục hát

31

ren, cho lối hát ấy là thói dâm tục, xấu xa không nên cho người hát nhảm ở trước xa giá của nhà vua. Đó chính là lối hát lí liên rất được phát triển ở thời Trần trước đây. Dưới thời vua Lê Thánh Tông nhà vua đã giao cho bộ Lễ định ra quốc nhạc và tục nhạc, làm lễ nghi thông hành trong triều đình và chốn thôn dã. Để cho nhã nhạc và tục nhạc không hỗn hợp với nhau. Quá trình tách rời những truyền thống dân gian cổ xưa ấy cứ tiếp tục phát triển. Âm nhạc, ca xướng dần dần không còn được chân trọng và không còn là sinh hoạt phổ biến ngoài dân gian cũng như trong cung đình như ở các thời đại trước. Giai cấp thống trị của triều Lê đã xem thường nghề hát xướng và xếp những người làm nghề này vào loại “xướng ca vô loài”, đồng thời khuyên can nhân dân không nên tập nghề hát xướng mà làm hại đến phong tục. Nhà nước phong kiến coi những người làm nghề chèo hát như những kẻ nghịch đảng, ngụy quan, những người bất nghĩa loạn luân và xui nguyên dục bị..., nhà nước cấm họ và con cháu họ dẫu có học vấn tinh thông cũng không được phép tham gia ứng thí. Trong lệ “ Bảo kết hương thí” vua Lê Thánh Tông cấm con nhà phường chèo không được đi thi. Việc ca hát nhiều khi còn bị nhà nước ngăn cản, cấm đoán. Trong hai tư điều giáo hóa ban bố ở thời Hồng Đức điều thứ nhất là: “Cha mẹ dạy con phải đúng khuôn phép, không được để buông tuồng đắm đuối vào cờ

bạc, rượu chè, tập nghề xướng hát, hại đến phong tục”. Nhà nước phong kiến

còn cấm con cái của các nhà xướng ca, nếu là con gái thì không được lấy con trai của những nhà quan chức quyền quý. Điều 322 Luật Hồng Đức quy định rõ quan chức lấy con gái nhà xướng ca thì bị phạt 70 trượng và biếm 3 tư, con cháu quan chức lấy con gái nhà xướng ca thi bị phạt 60 trượng và nhất thiết buộc phải ly dị.

Tuy nhiên điều đó vẫn không làm cho nền âm nhạc dân gian bị thui chột mà trái lại nó vẫn tiếp tục được nhân dân nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ, vì đây chính là món ăn tinh thần và sinh hoạt của người dân.

b. Sân khấu

Về nghệ thuật sân khấu, các lối hát tuồng và hát chèo đã chở thành những hình thức biểu đạt tình cảm của nhân dân trong các làng xã. Dưới thời Lê, trong giai đoạn đầu tuồng đã trở thành hình thức ca diễn hấp dẫn không chỉ trong dân gian mà còn cả trốn cung đình. Trong các buổi yến tiệc tế lễ hay thiết triều người ta đều tổ chức tuồng cho vua quan cùng xem. Tuy nhiên từ

32 khi Lương Đăng chế định nhã nhạc năm 1437 thì tuồng đã bị bài xích ra khỏi cung đình.

Về nghê thuật chèo, ở thời Lê nó đã phát triển dần dần đến chỗ hát thờ Thành hoàng, nghĩa là được hát ở trước cửa đình. Người ta làm một con thuyền giả đặt ở giữa đình và các con hát đứng ở trong thuyền, vừa múa vừa hát hoặc múc giả chèo thuyền. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút cho biết: trạo phường là những tổ chức ca kỹ, ngay từ thời Lý chuyên đi hát đám tang. Về sau, tổ chức này mang têm cái tên là phường chèo hội, ngoài những khi đi hát đám tang, nó còn đi hát vui cho dân chúng xem. Được người ta mời diễn trong các dịp hội hè, đình đám ở làng nên được gọi là chèo sân đình.

c. Trò diễn

Dưới thời Lê, nghệ thuật múa rối nước đã được phát triển mạnh mẽ và để lại nhiều di tích thủy đình tại các đền Quán La (Hà Nội), đền Phù Đổng (Gia Lâm) và quy mô nhất là chùa Thầy (Sài Sơn- Hà Tây), hiện nay vẫn còn ở hồ Long Trì phía trước chùa... Thời đó múa rối nước đã bao gồm nhiều trò diễn đã kết nối với nhau như: “đốt pháo, mở cờ”, “chim tha phướn”,“ra

ngoài dàn trận”,... Trò chơi đá cầu vẫn còn được nhân dân và vua quan ưu

thích.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết: Vua Lê Nhân Tông đã ra lệnh “cấm việc nuôi gà chọi, khỉ làm trò, bồ câu bay, chim sơn hô, cá văn ban,

các vật làm trò chơi mà bỏ nghề nghiệp”. Qua đó cho thấy lúc bấy giờ các trò

chơi, các hoạt động tạp kỹ khá phát triển và người ta đã biết khai thác nhiều cách làm trò của động vật. Tuy nhiên, trong bối cảnh triều đình hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo lối chính quy hóa, dựa trên những phép tắc kỷ cương của Nho giáo thì không thể không đưa quan lại và nhân dân vào khuôn phép, buộc mọi người phải chăm lo đến công việc làm quan và nghề nghiệp sinh nhai của bản thân mình, đối với những việc vui chơi, giải trí phải có mức độ phù hợp, không thể để quá đà làm chểnh mảng đến công việc.

33

KẾT LUẬN

Sau khi ta tìm hiểu về các thời kỳ phát triển của nền văn hóa Việt Nam, đến đây một vấn đề được đặt ra là văn hoá của các triều đại phong kiến Việt nam có những thành tựu văn hoá tinh thần như thế nào? Bởi việc hiểu biết về quá khứ cũng chính là nhằm để tự hào, tự tin và kế thừa, phát huy trong hiện tại cũng như trong tương lại. Nền văn hóa Việt Nam truyền thống có nhiều giá trị phong phú và sâu sắc. Các giá trị văn hóa tinh thần thời Lý – Trần - Hồ, Lê Sơ đã góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hóa Đại Việt. Những giá trị đó được thể hiện trong các thành tố văn hóa và phát triền qua thời gian, nhưng sức mạnh của nó nằm trong mặt bản sắc ở các giá trị tinh thần, trong tâm hồn, tính cách, phong cách và tâm lí dân tộc. Đó là những yếu tố cơ bản làm nên bản sắc dân tộc, nó có sức mạnh quyết định chi phối các hình thức, phương pháp nội dung cụ thể của các biểu hiện văn hóa.

Thời Lý bắt đầu cho giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc. Nhà Trần với trên 150 năm tồn tại, đã kế tục văn hóa của thời Lý và tạo thành một giai đoạn phát triển cao của nền văn hóa Thăng Long và văn minh Đại Việt về các mặt văn hoá tinh thần, đã được nhà bác học Lê Quý Đôn đánh giá

là: “ Nước Nam hai triều Lý – Trần nổi tiếng văn minh” (Kiến văn tiểu lục).

Nền văn hóa thời Hồ - Lê Sơ đã mở ra một giai đoạn mới cho nền văn hóa Việt Nam. Tất cả các giá trị như tư tưởng tôn giáo, giáo dục,… đặc biệt là Nho giáo trong giai đoạn này được khẳng định là thế kỷ phát triển rực rỡ của văn hóa, văn minh Việt.

Nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và sâu sắc, ta không thể không nói đến những thành tựu mà các triều đại Lý – Trần – Hồ - Lê Sơ đã để lại. Những thành tựu đó không những có giá trị lúc bấy giờ mà còn để lại cho thế hệ tương lai, là dấu ấn trong nét đẹp văn hóa tinh thần Việt.

Thế hệ chúng ta cần có những biện pháp để có thể tiếp thu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa. 2. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa.

Một phần của tài liệu THÀNH TỰU VĂN HÓA TINH THẦN VIỆT NAM THỜI KỲ LÝ TRẦN HỒ GIAI ĐOẠN CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƯỢC VÀ GIAI ĐOẠN HẬU LÊ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)