II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, compa máy tính III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở
đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
b. Cách thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Tại sao một bác lái xe từ Hà Nội về xã Diễn
Liên.Mặc dù bác không hỏi đường ai nhưng bác vẫn lái về được xã Diễn Liên
HS giải thích vì sao
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung HS: Trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới HS: Lắng nghe, vào bài mới
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: học sinh làm các bài tập để củng cố kiến thức a. Mục đích: HS hoàn thành nội dung các bảng nhằm ôn lại kiến thức b. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau
Nhóm 1,3:
Câu 1. Nêu các nội dung đã học ở chương 1.
Câu 2. Dựa vào quả Địa Cầu dưới đây, em hãy cho biết thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến. Xác định các đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
Câu 3: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ. Vẽ hình thể hiện các hướng chính.
Câu 4: a.Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra những hệ quả gì? b.Khi ở khu vực giờ gốc là 9h thì ở nước ta lúc đó là mấy giờ?
Nhóm 2,4:
Câu 5: Dựa vào các tỉ lệ bản đổ sau đây: 1 : 500 000 và 1 : 9 000 000, cho biết 5 cm
trên mỗi bản đồ tương ứng với bao nhiêu ki-lô-mét trên thực tế? Câu 6: Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
Câu 7: Để hiểu được các kí hiệu trên bản đồ chúng ta phải dựa vào đâu? Có mấy loại kí hiệu bản đồ thường được sử dụng?
Câu 8: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục một vòng là bao nhiêu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời- Viết vào bảng nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
Các em nhóm khác kiểm tra, đánh giá, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.
GV lưu ý câu 1 các em không phải trình bày vào bảng nhóm mà chỉ trình bày nhanh trước khi trình bày các câu tiếp theo.
Câu 2: Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các đường kinh tuyến.
Câu 3: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu phía dưới chỉ hướng nam. Đầu phía bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu phía bên trái chỉ hướng tây.
Câu 4: a.Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra các hệ quả: .Ngày đêm luân phiên.
.Giờ trên Trái Đất.
b.Khi ở khu vực giờ gốc là 9h thì ở nước ta là 16h (tức là 4 giờ chiều)
Câu 5: bản đồ có tỉ lệ 1:500000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với 2500000 cm = 25 km trên thực địa.
Bản đồ có tỉ lệ 1: 9000.000 thì 5cm trên bản đồ tương ứng với 45000000cm = 450 km trên thực địa
Câu 6: Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế bao nhiêu lần.
Câu 7: Để hiểu được các kí hiệu trên bản đồ cần dựa vào bảng chú giải. Có 3 loại kí hiệu thường được sử dụng: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
Câu 8: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là 24 giờ.
Ngày 14 tháng 10 năm 2021
Tiết 25: KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ. I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt :
Kiểm tra các phẩm chất và năng lực đã học và rèn luyện để hs tự đánh giá được kết quả học tập môn học của bản thân.
Gv đánh giá được mức độ tiếp nhận các phẩm chất và năng lực của hs, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy hs có hiệu quả nhất