Tiết 46: Ôn tập cho kiểm tra kì

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG (Trang 73 - 78)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Chuẩn bị của giáo viên: Khí áp kế, ti

Tiết 46: Ôn tập cho kiểm tra kì

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

-Trình bày được cấu tạo của Trái Đất.

-Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.

-Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh. -Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được

giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra.

- Vẽ được các vành đai khí áp và gió trên Trái Đất.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Chuẩn bị của giáo viên: 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1,

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, compa. máy tínhIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở

đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Tại sao trên bề mặt Trái Đất có nơi bằng phẳng có nơi gồ ghề?

giải thích vì sao?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả: Nội sinh và ngoại sinh

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: học sinh làm các bài tập để củng cố kiến thức a. Mục đích: HS hoàn thành nội dung các bảng nhằm ôn lại kiến thức b. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau

Nhóm 1,3:

Câu 1. Nêu các nội dung đã học ở chương: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. Câu 2. Cấu tạo của Trái Đất gồm mấy lớp. Lớp nào có liên quan nhiều nhất đến đời sống con người?

Câu 3: Trình bày hiện tượng động đất và núi lửa.Nêu nguyên nhân? Câu 4: Phân biệt địa hình cao nguyên và đồng bằng?

Địa phương em đang sinh sống là dạng địa hình gì? Đặc điểm và ý nghĩa của dạng địa hình đó?

Nhóm 2,4:

Câu 5: Nêu một số thông tin về thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra đối với đời sống con người mà em biết?

Câu 6: Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh? Câu 7: Đặc điểm chính của tầng đối lưu và bình lưu.

Câu 8: Nêu sự phân bố của các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời- Viết vào bảng nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

Các em nhóm khác kiểm tra, đánh giá, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

GV lưu ý câu 1 các em không phải trình bày vào bảng nhóm mà chỉ trình bày nhanh trước khi trình bày các câu tiếp theo.

Câu 2: Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp. Lớp vỏ có liên quan nhiều nhất đến đời sống của con người.

Câu 3: Động đất là các rung chuyển đột ngột, mạnh mẽ của lớp vỏ Trái Đất chủ yếu do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong lớp vỏ Trái Đất gây ra.

Hậu quả : Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Núi lửa: Do vỏ Trái Đất bị đứt gãy các dòng mắc ma theo khe nứt phun trào lên.

Hậu quả: Ô nhiễm môi trường. Thiệt hại lớn về người và của.

Câu 4: Địa hình cao nguyên và đồng bằng giống nhau: Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Khác nhau: Về độ cao: Cao nguyên thường cao trên 500m so vơi mực nước biển. Đồng bằng độ cao dưới 200 m so với mực nước biển.

Câu 6: Phân biệt nội sinh và ngoại sinh:

Nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Câu 7: Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.

Tầng đối lưu: Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. Nhiệt độ giảm dần khi lên cao. Là nơi xảy ra các hiện tượng khí tượng.

Tầng bình lưu: Có lớp ô dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại. Không khí chuyển động theo chiều ngang. Nhiệt độ tăng theo độ cao.

Câu 8: Sự phân bố các đai khí áp Áp cao: 30 độ, 60 độ

Áp thấp: 0 độ, 90 độ

Các loại gió: Tín Phong, Tây ôn đới, Đông cực.

.Dặn dò: Hs ôn tập kĩ để chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì

Tiết 49: KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ. I. MỤC TIÊU :

1.Năng lực

* Năng lực chung

Một phần của tài liệu ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG (Trang 73 - 78)