Hiện có 7 quỹ ETF nội tại Việt Nam – quỹ ETF nội đầu tiên được Dragon Capital thành lập vào năm 2014. Quỹ ETF E1VFVN30, với quy mô ban đầu là 9 triệu USD; tổng tài sản quản lý hiện tại là 373 triệu USD vào ngày 15/5/2021.
Theo UBCKNN, chỉ tính riêng trong năm 2020, đã có 5 quỹ ETF trong nước được thành lập tại Việt Nam. Các quỹ ETF mới này không chỉ dựa trên các chỉ số vốn hóa thị trường, chẳng hạn như VN30 hoặc VN100, mà còn chọn lọc để đáp ứng nhu cầu của các quỹ đầu cơ và các yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư trong nước.
Các quỹ ETF nội tại Việt Nam về bản chất là quỹ mở và chịu sự quản lý của UBCKNN. Các quỹ ETF nội thường được niêm yết trên HSX và bắt buộc các quỹ ETF niêm yết trên HSX phải sử dụng một chỉ số cơ sở được tính toán bởi HSX – điều này là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Các quỹ ETF mới này không chỉ dựa trên các chỉ số vốn hóa thị trường, chẳng hạn như VN30 hoặc VN100, mà còn chọn lọc để đáp ứng nhu cầu của các quỹ đầu cơ và các yêu cầu cụ thể của nhà đầu tư trong nước.
Trong số 7 quỹ ETF hiện đang niêm yết trên HSX, có 3 quỹ ETF đang sử dụng chỉ số VN30 làm cơ sở, 2 quỹ ETF sử dụng chỉ số VN100 và VNX50 làm cơ sở và 2 quỹ ETF sử dụng chỉ số VNDiamond và VNFinLead làm cơ sở.
Mặc dù ra mắt vào ngày 20/5/2020 với giá trị tài sản chỉ 4,5 triệu USD nhưng tài sản của quỹ VN Diamond ETF đã tăng gấp 99 lần lên 522 triệu USD trong lần cập nhật gần nhất và hiện là quỹ ETF nội lớn nhất tại thị trường Việt Nam, lớn hơn quỹ khác ETF E1VFVN30 mà Dragon Capital quản lý.
Trong số tất cả các quỹ ETF nội tại Việt Nam, quỹ ETF E1VFVN30 là sản phẩm duy nhất cho niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch nước ngoài là SET tại Thái Lan với mã giao dịch E1VFVN3001. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua ETF ngay tại nước sở tại mà không cần lập tài khoản giao dịch tại Việt Nam thông qua thỏa thuận p-note với các ngân hàng/nhà môi giới toàn cầu.
VI.Nhận định, lời khuyên
1. Nhận định: ETF vẫn sẽ hút tiền kể cả trong thị trường xấu. Với nhiều lợi ích khi đầu tư vào các quỹ ETF, giới chuyên gia cho rằng các quỹ này sẽ tiếp tục hút vốn trong thời gian tới.
Theo số liệu từ Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu Tư SSI Research, dòng vốn ETF tại thị trường Việt Nam bất ngờ đảo chiều và giảm rất mạnh trong tháng 8 khi Fubon và Diamond cùng bị rút mạnh. Sau khi có dòng tiền vào rất tích cực trong tháng 7, Fubon ETF quay lại rút ròng, đặc biệt trong tuần thứ 2 và thứ 3 của tháng, tổng giá trị lên tới 1.770 tỉ đồng.
Tương tự, Diamond ETF có tháng rút ròng đầu tiên từ khi thành lập quỹ vào tháng 4/2020, giá trị lên tới 744 tỉ đồng. Phần lớn các quỹ còn lại vẫn có dòng tiền dương nhưng không đủ cân đối lại. Tính chung 8 tháng, dòng tiền ETF vào Việt Nam vẫn tích cực khi hút ròng 593,1 triệu USD, trong đó riêng quỹ Fubon là khoảng 470 triệu USD.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại cũng có những quan điểm lo ngại rằng sự phức tạp của các biến chủng trong đại dịch COVID-19 ở các nước, sẽ làm ảnh hưởng đến dòng tiền vào quỹ ETF.
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Kỳ Minh, Trưởng phòng ETF, Công ty Quản lý Quỹ Mirae Asset Việt Nam đánh giá nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại là đang trải qua những cái khó khăn nhất định. Tuy nhiên, thì đối với các ETF thì sẽ vẫn hút dòng tiền. Ông Minh phân tích, vì đặc thù của ETF là đa dạng hóa và khi đa dạng hóa thì những cái rủi ro kiểu một doanh nghiệp cụ thể bị phá sản, mất tiền,… thì rất là thấp. Hơn nữa ông Minh cho hay ETF còn được quản lý bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ điều chỉnh danh mục một cách thường xuyên để tránh những rủi ro đấy. Do vậy, ông Minh nhận xét khi các nhà đầu tư họ bỏ tiền vào các quỹ như ETF, họ sẵn sàng đầu tư thời gian khá dài, còn những biến động của nền kinh tế Việt Nam chỉ là những biên động mang tính chất ngắn hạn. Vì thế xu hướng chung các ETF về cổ phiếu sẽ hút tiền kể cả trong giai đoạn thị trường xấu.
Còn theo quan điểm của ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), nhà đầu tư đa số khi tham gia thị trường đều kỳ vọng là tỉ suất lợi nhuận rất là cao, nhưng tổng trung bình các tỉ suất lợi nhuận chỉ tương đương với VN-Index. Giả sử chúng ta nhìn vào VN-Index trong vòng 21 năm vừa qua thì tỉ suất sinh lời rơi vào khoảng 12% và đâu đấy sẽ có khoảng 2,5% tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt nữa, như vậy tỉ suất trong vòng 21 năm sẽ được trung bình 14,15%/năm.
“Đây là tỉ suất khá tốt và có thể là thỏa mãn nhu cầu tài chính của rất nhiều người”, ông Long nhận định. Ông cũng chia sẻ thêm, trước đây, chúng ta không có những công cụ như ETF, rất là khó để chúng ta có thể duy trì tỉ suất đều như vậy. Nhưng đến hiện tại, nhà đầu tư chỉ cần mua các quỹ chỉ số và chúng ta đã có thể có thể được lợi nhuận tăng theo chỉ số của thị trường.
Về xu hướng đầu tư vào các quỹ ETF, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho hay các quỹ ETF hiện tại là một trong những kênh hút vốn nhất trên toàn cầu. Các quỹ ETF có quy mô và khả năng hoạt động ngày càng tăng và ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy đối với thị trường Việt Nam, thay đổi
có thể sớm diễn ra trong thời gian tới khi mà nhà đầu tư không tập trung quá nhiều vào cổ phiếu riêng lẻ nữa, mà họ sẽ đầu tư vào rổ chỉ số mà các quỹ ETF đang thực hiện.