Mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trong hành trình chín mươi năm qua đều bắt nguồn từ việc Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định và vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng và khoa học - chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng nước mình. Sự kiên định và sáng tạo đó trên cơ sở tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn, tính phù hợp với điều kiện Việt Nam và thời đại, mà mục tiêu không đổi là phấn đấu cho độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức một cách biện chứng rằng, kiên định và sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin là hai mặt thống nhất trong một vấn đề; kiên định không có nghĩa là rập khuôn, máy móc mà phải trên cơ sở không ngừng sáng tạo phù hợp với không gian, thời gian. Và, sáng tạo phải trên cơ sở kiên định những nguyên tắc căn bản thuộc về nó,
Kiên định và sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin là quan hệ biện chứng trong việc vận dụng những quy luật phổ quát vào điều kiện cụ thể và đặc thù. Kiên định những nguyên lý đúng đắn không có nghĩa là giáo điều, máy móc, siêu hình; sáng tạo nhưng phải bảo đảm những nguyên tắc căn bản của nó là giữ vững bản chất cách mạng, tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn, là sáng tạo biện chứng để cách mạng thành công, tuyệt nhiên không phải là xét lại hay chệch hướng, “đổi màu”. Nguyễn Ái Quốc không rập khuôn, máy móc, giáo điều vào chủ nghĩa Mác - Lênin, Người muốn bổ sung thêm lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin bằng dân tộc học phương Đông, bằng điều kiện lịch sử phương Đông; không có lý thuyết, học thuyết nào hoàn hảo cả, không có cái gì là tuyệt đối nên phải sáng tạo, phải bổ sung thêm. Cụ thể, trong việc thành lập Đảng, Người bổ sung phong trào yêu nước.
Sức mạnh to lớn của phong trào yêu nước Việt Nam tiếp tục được khẳng định đến hiện nay. Yêu nước được hiểu là tình cảm thiêng liêng gắn liền với ý thức về đất nước, tổ quốc, niềm tự hào dân tộc. Yêu nước là thước đo phẩm hạnh của mỗi cá nhân, cũng như mỗi giai tầng trong xã hội. Điểm xuất phát, cái nôi, cội nguồn của lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương, mảnh đất chôn rau cắt rốn của mỗi con người, không gian sinh tồn của mỗi gia đình, cộng đồng, quốc gia dân tộc. Kế thừa truyền thống của dân tộc, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách nhằm khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhưng ở từng giai đoạn, từng hoàn cảnh có cách thể hiện, mức độ khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tại Đại hội III, trong bối cảnh cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai ở Miền Nam, Đảng xác định đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là “phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta”; ở miền Nam là “phát huy đến cao độ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân; không ngừng vạch trần những âm mưu và hành động gian ác của đế quốc Mỹ và bọn tay sai”. Đại hội VI –
động lực trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên. Đặc biệt là Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó, xác định yêu nước, xây dựng lòng yêu nước là giá trị hàng đầu của con người Việt Nam nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.