Phương pháp và nghệ thuật chớp thời cơ được sử dụng trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tác phẩm kinh điển quan điểm của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong tác phẩm đường kách mệnh, liên hệ thực tiễn trong cách mạng việt nam (Trang 25 - 30)

phẩm

Ngay từ những năm đầu thập niên 20 (thế kỷ XX), Hồ Chí Minh đã sớm nhận định về thời cơ cách mạng ở Đông Dương. Người viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”. Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy lực lượng và thời cơ cách mạng tiềm ẩn ở Đông Dương - được hình thành từ sự áp bức, bóc lột và khủng bố dã man của chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Sự tàn bạo

của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”.

Nhận định của Hồ Chí Minh khi đó không được nhiều người trong Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đồng tình. Bởi vì, tại thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, chủ nghĩa đế quốc đang thống trị toàn cầu, ánh sáng cách mạng chỉ vừa mới lóe lên ở châu Âu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga; tương lai của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dường như còn đang chìm trong đêm tối.

Trong bối cảnh và điều kiện lịch sử như thế mới thấy sự nhạy bén trong nhìn nhận và phán đoán tài tình của Hồ Chí Minh khi phân tích, đánh giá về tình hình cách mạng thế giới và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Đó là sự nhận định, phán đoán dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; thể hiện tính logíc biện chứng và dự báo biện chứng và về sự vận động cách mạng mang tính quy luật: “Có áp bức dân tộc, có đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc”. Người đã sớm suy đoán chính xác về thời cơ cách mạng, không thụ động chờ thời cơ, mà tích cực, chủ động tạo ra thời cơ cách mạng, bắt đầu bằng việc thành lập một chính đảng, từ đó lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng, để tạo nên thời cơ và tình thế cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, thời cơ cách mạng và tình thế cách mạng có liên quan trực tiếp và biện chứng với nhau. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn cách mạng thế giới và trong nước, để dự báo về thời cơ cách mạng. Từ dự báo thời cơ để chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đón thời cơ và ngược lại, tích cực xây dựng, phát triển lực lượng để tạo ra thời cơ và chờ đón tình thế cách mạng.

Soi rọi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tháng 9-1939, khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra và lan rộng khắp châu Âu, tình hình thế giới và phong trào cách mạng trong nước có những chuyển biến mau lẹ. Tháng 11-1939, Đảng ta đã họp Hội nghị Trung ương 6 và đưa ra những nhận định hết sức quan trọng về tình thế

cách mạng, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo chuyển hướng chiến lược cách mạng. Hội nghị Trung ương 6 đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới và tính chất chiến tranh trong giai đoạn đầu là đế quốc chiến tranh; dự báo khả năng phát xít sẽ chuyển sang tiến công Liên Xô do đó chiến tranh đã thay đổi về tính chất, dự báo tiền đồ cách mạng thế giới là rất sáng lạn. Hội nghị Trung ương 6 nhận định: “Những thảm trạng do đế quốc chiến tranh gây nên sẽ làm cho trình tự cấp tiến hóa và cách mệnh hóa quần chúng hết sức mau chóng... Lòng phẫn uất sẽ sôi nổi, cách mệnh sẽ bùng nổ”. Trên cơ sở phán đoán thời cơ khởi nghĩa, giành độc lập dân tộc đang đến rất gần, Hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp và phong kiến tay sai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Tháng 11-1940, Hội nghị Trung ương 7 được tổ chức tại Đình Bảng (Bắc Ninh) để đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ mới. Trên cơ sở phân tích sâu sắc về tình hình chính trị thế giới và những tác động, ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II đối với cách mạng Việt Nam, Hội nghị nhận định thời cơ của cách mạng Việt Nam đang đến gần: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”. Đảng ta xác định nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ này là tích cực xây dựng lực lượng, chờ thời cơ.

Năm 1940, phát xít Đức tấn công nước Pháp, Thủ đô Pari thất thủ rơi vào tay quân Đức, còn ở Việt Nam, phát xít Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai tên đế quốc Nhật - Pháp tranh nhau miếng mồi Đông Dương.

Từ sự phân tích khoa học về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát xít và Đồng minh, tương quan lực lượng cách mạng và phản cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ; thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện:

Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông” .

Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương 8 được triệu tập dưới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hội nghị đánh giá: tình hình thế giới, tình hình trong nước sẽ có những biến chuyển theo chiều hướng Liên Xô và các nước Đồng minh sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát xít, chính quyền của phát xít Nhật lung lay, đổ nát; nhân dân ta bị bọn thực dân, phát xít xô đẩy vào thảm họa diệt vong, sẽ bước vào đường khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi bằng tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhận định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Trên cơ sở xác định quyết tâm phải giành cho được tự do, độc lập, Đảng đã tích cực xây dựng lực lượng cách mạng, chủ động sẵn sàng đón thời cơ, nổi dậy khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (tức Việt Minh), đưa ra Chương trình Việt Minh, kêu gọi nhân dân giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị lực lượng, đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính quân Pháp. Lúc này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đang họp và nhanh chóng đưa ra những nhận định về thời cơ khởi nghĩa đang đến rất gần: “những cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi”; và ra Chỉ thị: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đảng quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

Đến tháng 7-1945, phát xít Đức, Ý đã thất bại trên chiến trường châu Âu. Ở châu Á, phát xít Nhật đang trên đường thảm bại. Đảng ta khẳng định tình thế cách mạng đã xuất hiện, đây là cơ hội giải phóng dân tộc nghìn năm có một: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức

ta mà tự giải phóng cho ta”. Mặc dù lãnh tụ Hồ Chí Minh đang ốm nặng giữa rừng Tân Trào, nhưng Người vẫn chỉ thị: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do, độc lập”. Cả dân tộc ta theo tiếng gọi của Người, nhất tề đứng lên khởi nghĩa, chỉ trong gần một tháng, tất cả các địa phương trong cả nước đã giành được thắng lợi, thành lập chính quyền nhân dân.

Có thể khẳng định, thành công lớn nhất của nghệ thuật khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám là Đảng ta đã chọn đúng thời cơ “nổ ra đúng lúc”. Đó là lúc 16 nghìn quân Anh chưa vào miền Nam và khi 20 vạn quân Tưởng chưa vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật; quân Nhật bại trận mất tinh thần, hoang mang, rệu rã ngồi chờ quân Đồng minh đến tước vũ khí; còn chính quyền bù nhìn tay sai Trần Trọng Kim thì bỏ trốn hoặc đầu hàng chính quyền cách mạng. Do chọn đúng thời cơ nên sức mạnh của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, ít đổ máu và thành công triệt để. Đồng thời, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 là do lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhanh chóng và kịp thời chuyển hướng chiến lược cách mạng. Sự chủ động và nhạy bén đó bắt nguồn từ bản chất cách mạng, đường lối, quan điểm đúng đắn, trí tuệ tập thể của Đảng. Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 là minh chứng sinh động vềsự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ giành thắng lợi; chứng tỏ tầm nhìn thời đại của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảy mươi năm đã trôi qua, nhưng bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ cách mạng của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Ngày nay, khi nhận định về thời cơ, chúng ta nhận thấy bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đổi căn bản. Vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa nổi lên như một xu thế vận động tất yếu của thế giới hiện đại, do đó yêu cầu và

nhiệm vụ cách mạng cũng phải được phân tích, đánh giá và nhận thức đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

Trong Cách mạng Tháng Tám, Đảng ta đã thành công trong việc chỉ đạo xây dựng lực lượng, chủ động đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền; giờ đây vớinhững điều kiện chủ quan và khách quan mới đang tạo ra thời cơ mới, Đảng ta khẳng định, cách mạng nước ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới thuận lợi chưa từng có, đồng thời cũng đang gặp những khó khăn, thách thức lớn.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tác phẩm kinh điển quan điểm của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong tác phẩm đường kách mệnh, liên hệ thực tiễn trong cách mạng việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w