Khái quát hoạt động mua sắm trực tuyến của thế hệ GenZ-Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN hết môn học NGHIÊN cứu HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của THẾ hệ GEN z THỰC TIỄN NGHIÊN cứu SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THỦ dầu một (Trang 34 - 36)

Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Vào những năm về trước, mọi hoạt động mua bán đều diễn ra ở chợ. Chợ là một loại hình thương mại có từ rất lâu đời của nước ta, là kênh giao lưu buôn bán, phân phối hàng hóa của toàn xã hội. Nhưng đôi khi chợ vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng, chính vì thế mua sắm trực tuyến đã được ra đời để phục vụ cho tất cả mọi người. Đây là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hóa hoặc dịch vụ từ người bán thông qua trình duyệt web. Khách hàng có thể thỏa sức mua sắm dù ở bất cứ nơi nào, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

Ở địa bàn tỉnh Bình Dương với dân số đạt 2.678 triệu người (Website World Population Review) có dân số đứng thứ 6 trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Xã hội ngàycàng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao đòi hỏi phải nhanh gọn, tiết kiệm

thời gian. Để có thể đáp ứng nhu cầu đó thì không ít các các trang TMĐT được ra đời để thỏa mãn mong muốn mua sắm. Hoạt động TMĐT ở đây diễn ra khá sôi nổi,có nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp được Sở Công Thương triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp trang bị thêm kiến thức bổ ích củng như nâng cao ý thức về lợi ích của TMĐT.

Nhờ những nổ lực đó, ngành TMĐT ở Bình Dương trong những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ so với mặt bằng chung của cả nước. Tại diễn đàn TMĐT 2020, Bình Dương tiếp tục giữ vững vị trí thứ 5 về chỉ số EBI. Theo khảo sát của nhóm ngiên cứu, trung bình một sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một mỗi tháng có thể tiêu tốn khoảng 2-3 triệu đồng cho việc mua sắm trực tuyến. Từ đó có thể thấy sinh viên là đối tượng mua sắm chủ yếu mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân phải thực hiện các chỉ thị 15, 16 mà Chính Phủ ban hành thì đây chính là cơ hội cho nghành TMĐT đến gần hơn với đời sống con người. Giúp cho nhiều doanh nghiệp nhận thức được đúng vai trò và hiệu quả của TMĐT trong sản xuất và kinh doanh, làm đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất và đào tạo tốt nguồn nhân lực để khai thác nền tảng trực tuyến trong công tác quản lý điều hành. Góp phần thực hiện hóa mục tiêu, định hướng phát triển TMĐT của Bình Dương trong những năm tiếp theo.

Theo báo cáo chỉ số TMĐT (EBI 2021) do hiệp hội TMĐT Việt Nam tiến hành khảo sát mức độ ứng dụng TMĐT, năm 2021 tỉnh Bình Dương đứng thứ 4/63 tỉnh của cả nước. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Bình Dương giữ vững vị trí trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu về phát triển TMDT.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 có phàn tác động tích cực đến sự phát triển TMDT trong năm 2020 và có nhiề khả năng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn vào thời gian tới. Sở Công Thương khản trương xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp đồng bộ nhằm phát triển TMDT ở tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN hết môn học NGHIÊN cứu HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của THẾ hệ GEN z THỰC TIỄN NGHIÊN cứu SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THỦ dầu một (Trang 34 - 36)