Thán thư thanh long

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ môn học RN TH BỆNH cây CHUYÊN KHOA 1 (NH03114) (Trang 83 - 86)

XIV. BỆNH HẠI TRÊN THANH LONG

1. Thán thư thanh long

Tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides 1.1 triệu chứng và dấu hiệu bệnh

Thân cành sẽ thối mềm có màu vàng sáng sau đó chuyển dần sang màu nâu, vết thối thường sẽ bắt đầu từ phần ngọn hoặc ngay mắt (gai) của cành thanh long sau đó đi vào bên trong phần thịt cành và lõi cành. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên có dấu hiệu là những chấm nhỏ li ti màu đen, lớn lên xung quanh có quầng màu vàng làm cho hoa khô và rụng đi làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm bệnh nặng. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên có dấu hiệu là những chấm nhỏ li ti màu đen, lớn lên xung quanh có quầng màu vàng làm cho hoa khô và rụng đi làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm bệnh nặng. Ở điều kiện ngoài đồng ruộng bệnh ít khi tấn công lên trên trái, tuy nhiên mầm bệnh hiện diện trên vỏ trái lúc còn xanh đến giai đoạn trái lớn sắp thu hoạch hoặc đã thu hoạch và tồn trữ, bệnh xuất hiện và phát triển với những đốm nhỏ ban đầu màu vàng sau đó lớn dần lên và chuyển sang màu nâu đen.

Nguồn: BỆNH THÁN THƯ TRÊN THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỆNH

1.2. Tác nhân gây bệnh:

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, tấn công chủ yếu trên cành, đọt, nụ hoa, hoa và trái. Mầm bệnh thường tồn tại trong xác bã thực vật có sẵn trong vườn hoặc trên cành, nhánh, trái thanh long đã bị nhiễm bệnh. Nấm bệnh lan truyền qua gió, nước, côn trùng và con người trong quá trình chăm sóc, quản lí vườn. Bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh chóng trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ và nhiệt độ không khí cũng như đất cao. Bệnh phát triển sẽ gây hại nghiêm trọng đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa, ra trái sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch.

Nguồn: Hình ảnh cho nấm Colletotrichum gloeosporioides XV. TRÊN CÂY CHÈ Bảng 1. Thành phần bệnh hại do nấm STT 1 2 3 1. Bệnh chấm xám hại chè

1.1: Triệu chứng và dấu hiện bệnh:

Vết bệnh từ rìa mép lá lan vào trong phiến lá. Vết bệnh lúc đầu điểm nhỏ, hình tròn, màu xanh vàng sau chuyển màu nâu xám hoặc trắng xám. Vết bệnh lan rộng theo vòng tròn đồng tâm, rìa vết bệnh có đường viền nổi màu nâu.

Nguồn: https://www.myjapanesegreentea.com/tea-plant-diseases-japan

1.2. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh do nấm Pestalozzia theae Sawada gây ra, thuộc bộ Melanconiales, lớp Nấm Bất toàn. Nấm gây bệnh hình thành các đĩa cành trên bề mặt mô bệnh, đĩa cành ban đầu có màu nâu, về sau có màu nâu đen nằm ở dưới biểu bì lá, sau phá vỡ biểu bì lá và lộ ra trên bề mặt vết bệnh.Trên đĩa cành hình thành nhiều bào tử phân sinh, bào tử phân sinh có dạng hình con thoi dài, thẳng hoặc hơi cong, có 3 – 4 màng ngăn ngang, hai tế bào ở 2 đầu thường không màu, còn các tế bào ở giữa có màu xám sẫm, trên đỉnh bào tử có 3 lông toẽ ra, kích thước khoảng 25- 35 x 5-8 µm

Nguồn:https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/ S0007153653800525

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ môn học RN TH BỆNH cây CHUYÊN KHOA 1 (NH03114) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w