4.1.1 Khái niệm về độ chính xác gia công cơ khí
Chất lượng chi tiết sau khi gia công đạt mức độ khác nhau về các yếu tố hình học so với bản thiết kế. Mức độ đó gọi là độ chính xác gia công.
Độ chính xác gia công của mỗi chi tiết bao gồm những yếu tố sau: - Độ chính xác kích thước.
- Độ chính xác hình dáng hình học và vị trí tương quan các bề mặt. - Độ nhẵn bề mặt.
Độ chính xác gia công đạt được mức độ khác nhau. Chi tiết sản xuất ra có thể khác với mong muốn hoặc cùng một yêu tố hình học nhưng ở chi tiết này khác với chi tiết kia là do có những sai số sinh ra trong quá trình gia công.
4.1.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia công
Ví dụ: Trục chính của máy tiện bị đảo làm cho bề mặt gia công không tròn hay sống trượt không song song với tâm trục chính gây ra độ côn trên chi tiết gia công. Tương tự với đồ gá gia công cũng vậy. Thí dụ trong đồ gá khoan lỗ sẽ bị sai lệch.
b) Độ chính xác của dụng cụ cắt: Những dụng cụ định kích thước như mũi
khoan, mũi doa v.v ... có đường kính sai hoặc bị mòn sẽ ảnh hưởng đên chi tiết gia công, làm cho kích thước của chi tiết gia công bị sai số.
c) Độ cứng vững của hệ thống máy, đồ gá, dao: gia công chi tiết càng kém thì sai số gia công càng lớn.
d) Biến dạng do kẹp chặt chi tiết: Khi kẹp chặt chi tiết để gia công, chi tiết sẽ bị biến dạng, sau khi gia công xong tháo chi tiết ra do biến dạng đàn hồi nó sẽ trở lại hình dáng ban đầu làm cho mặt vừa gia công sai sô.
e) Biến dạng vì nhiệt và ứng suất bên trong: Nhiệt làm cho chi tiết gia công, dụng cụ cắt, dụng cụ đo và các bộ phận máy thay đổi kích thước và hình dáng dẫn đến sai lệch chi tiết gia công.
g) Rung động phát sinh trong quá trình cắt: gây ra sai số gia công và ảnh hưởng lớn đến độ nhẵn bề mặt.
h) Do phương pháp đo, dụng cụ đo và những sai số của người thợ: gây ra, sai số chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều nguyên nhân phức tạp
Để ngăn ngừa hạn chế sai số sinh ra trong quá trình gia công, cần phân biệt được các loại sai số và những đặc tính biến thiên của chúng.