Khi không có những dụng cụ đo góc chuyên dùng thích hợp có thể đo góc bằng những loại dụng cụ đo thông thường bằng cách đo các yếu tố tạo thành góc rồi dùng hàm số lượng giác để tính trị số của góc cần đo.
11.2.1 Đo góc côn ngoài
Để đo góc côn của chi tiết như hình vẽ ta dùng hai trục đo có cùng đường kính chế tạo chính xác và hai khối căn mẫu có độ cao bằng nhau ( hình 11.4).
Hình 11.4. Đo góc côn ngoài
Trước hết đặt hai trục đo tiếp xúc với đầu có đường kính nhỡ, dùng thước cặp hoặc panme đo kích thước m. Sau đó dùng căn mẫu kê cao hai trụ lên một khoảng ℓ, đặt hai trụ đo tiếp xúc với chi tiết đo kích thước M.
Nếu gọi góc côn của chi tiết là 2, từ những kích thước đã cho ta tính được góc côn của chi tiết
tg=
2
m M
11.2.2 Đo góc côn trong
Dùng hai viên bi có đường kính d1 và d2, lần lượt đặt các viên bi vào lỗ và dùng thước đo sâu hoặc panme đo sâu đo được độ cao tương ứng h1 và h2
Từ các kết quả đo ta tính được:
Từ các kết quả đó ta có thể tính được góc .
Phương pháp đo góc gián tiếp rất thuận lợi, nhanh chóng và đạt độ chính xác cao.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày công dụng và phương pháp sử dụng các dụng cụ đo góc: góc mẫu, ke, calip côn, thước đo góc vạn năng.
2. Trình bày nội dung cơ bản của các phương pháp đo góc gián tiếp tg =
O2I O1O2
Chương 12 Máy đo Giới thiệu
Trong ngành cơ khí nói chung và trong chế tạo máy nói riêng nhu cầu cần thiết sử dụng các dụng cụ , thiết bị đo có độ chính xác cao, thao tác nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả về kinh tế. Máy đo là một trong những loại dụng cụ đo với độ chính xác rất cao, đặc biệt máy có thể đo được các chi tiết có biên dạng phức tạp, các bề mặt không gian v.v ... Trong chương này sẽ giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng và cách bảo quản máy đo toạ độ và kính hiển vi đo lường.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng và cách bảo quản máy đo kích thước, hình dạng;
- Biết sử dụng máy đo để kiểm tra độ chính xác của chi tiết;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong đo kiểm, nghiêm túc trong học tập