Cách quy nạp

Một phần của tài liệu 20. NguyenThiVietHai (Trang 26)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Cách quy nạp

Là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch-đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

2.2.3. Cách tổng hợp-phân tích-tổng hợp(tổng-phân-hợp)

Là sự phối hợp giữa diễn dịch với qui nạp. Câu mở đoạn nêu ý nghĩa khái quát một bậc, các câu tiếp theo triển khai các ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng để từ đó đề xuất những nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.

2.3. Rèn luyện kĩ thuật xây dựng dạng đề cho đoạn văn nghị luận xã hội

2.3.1. Cách xây dựng dạng đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, để giải quyết vấn đề, ta cần lưu ý cách xem xét nó từ nhiều góc độ.

- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, tóm tắt được những sự việc hoặc trích dẫn được những ý kiến nhận định.

-Thân đoạn:

+ Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của nhận định, câu danh ngôn…để xác định rõ vấn đề cần nghị luận.

+Bày tỏ ý kiến: Đưa ra những đánh giá về vấn đề(Đúng/Sai), luận lẽ bằng lí lẽ và dẫn chứng.(Vì sao?).

+ Bàn mở rộng: Nhận định/câu danh ngôn khuyên câu người nên làm điều gì? Phê phán điều gì? Cần phải hiểu rộng ra như thế nào(Nếu có?). Nêu bài học nhận thức và hành động.

-Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận hoặc nêu trải nghiệm của bản thân.

Cụ thể: Tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn:Với đề bài: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: Ghi nhớ công ơn về những người đã tạo ra thành quả cho thế hệ trẻ.

Thân đoạn:

Bước 1: Giải thích

Uống nước: Hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.

Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống.

Nhớ nguồn: Thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải biết tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng.

Uống nước nhớ nguồn: Khi chúng ta hưởng thụ những thành quả về vật chất, tinh thần thì ta phải biết ghi nhớ công ơn của những người đã tạo ra thành quả đó.

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất vấn đề cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?

Để làm được việc này, tôi hướng dẫn các em cần tách vấn đề thành các khía cạnh nhỏ để xem xét, nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát, tìm hiểu. Muốn đặt ra được những câu hỏi thực sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của đề, cần làm thật tốt khâu giải thích để xác định chính xác vấn đề mà đề bài đặt ra cùng với các khía cạnh, phương diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì cần lí giải cho vấn đề trở nên sáng tỏ, rõ ràng. Chẳng hạn: Với đề bài: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” các em cần lí giải: Vì sao khi “uống nước” chúng ta lại phải “nhớ nguồn”?...

Bước 3: Bình luận, đánh giá

Đây là phần việc để các em bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất, cũng là phần việc khó khăn nhất đối với nhiều em. Vì vậy, trước hết tôi hướng dẫn các em cần đánh giá vấn đề ở nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế, …

Từ sự đánh giá trên các bình diện, các em cần nhìn nhận giá trị của vấn đề như một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tình cảm, tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong đời sống.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tính chất cụ thể của từng đề bài mà các em có thể bổ sung, thêm bớt các phần khác nhau như: liên hệ, mở rộng; rút ra bài học. Phần này nên có trong những đề bài đề cập đến những vấn đề gắn liền hoặc gần gũi với đời sống của lứa tuổi học sinh. Ví dụ: phương pháp học tập, tích lũy kiến thức, quan hệ bạn bè, cách sống và cách ứng xử,…. Ở những đề bài như thế, việc liên hệ, mở rộng cũng chứng tỏ mức độ hiểu và khả năng cảm nhận vấn đề của học sinh. Hoặc có thể không có phần giải thích khái niệm (từ ngữ) nếu thấy không cần giải thích gì….

2.3.2. Cách xây dựng dạng đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Cách xây dựng bài:

- Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn hiện tượng đời sống cần nghị luận. -Thân đoạn:

+Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.

+ Đánh giá thực trạng của hiện tượng(hiện tượng diễn ra như thế nào trong đời sống)

+ Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.

+Phân tích tác dụng-tác hại của hiện tượng(tốt-xấu-lợi-hại như thế nào?). + Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng hoặc nhân rộng hiện tượng. -Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Cụ thể là:

Mở đoạn: Giới thiệu thực trạng:

Để luyện tập viết các bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, trước hết cần biết nhận diện hiện tượng ấy (sự việc, con người): Các biểu hiện, các dạng tồn tại, thậm chí cần cả những số liệu cụ thể. Thực hiện thao tác này đòi hỏi học sinh một sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đời sống xã hội hiện nay. Nghĩa là không phải đợi tới lúc nhận đề bài mới tìm hiểu mà học sinh nên có sự chuẩn bị từ trước bằng việc chú ý nghe thời sự hằng ngày, cập nhật thông tin về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên không phải hiện tượng nào cũng được đặt ra trong các đề nghị luận xã hội mà phải là những gì có ý nghĩa sâu sắc, tạo ảnh hưởng rộng và thường là ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng và cuộc sống của chính lứa tuổi học sinh: ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội, các thói quen xấu như ham mê Internet, hút thuốc lá, quay cóp bài trong giờ kiểm tra,…. Ngoài ra, có khi người ra đề đưa ra những hiện tượng có ảnh hưởng tích cực làm đề tài bàn luận như những tấm gương hiếu thảo, vượt khó của thanh thiếu niên,…. Khi phản ánh thực

trạng, ta cần đưa ra những con số, những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ vì chính sự cụ thể của thông tin sẽ tạo ra tính thuyết phục cho những ý kiến đánh giá sau đó. Chẳng hạn, muốn bàn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần tìm thông tin về những con sông đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ô nhiễm hiện có mặt có trong nguồn nước sông,…. Muốn bàn về nạn bạo hành với phụ nữ, cần tìm hiểu xem trong xã hội hiện tại, người phụ nữ phải đối mặt với những kiểu (dạng) bạo hành như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo hành, …

Thân đoạn:

Bước 1: Phân tích và bình luận nguyên nhân – kết quả (hậu quả)

Sau khi hướng dẫn học sinh xác định rõ thực trạng, tôi hướng dẫn các em cần phân tích hiện tượng ở các mặt nguyên nhân, hậu quả và cố gắng tìm ra các giải pháp để giải quyết thực trạng đó. Việc này không quá khó. Chỉ cần chú ý một chút đến cách nói của các phóng viên, bình luận viên trên các báo, đài, chú ý quan tâm đến dự luận xã hội và chịu khó tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình là các em sẽ làm được.

Tuy nhiên, khi nghe và tiếp nhận thông tin, dư luận, cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí đích đáng trên cơ sở hiểu biết và cố gắng xây dựng một lập trường tư tưởng vững vàng, tránh chạy theo dư luận không chính thống mà dẫn tới chủ quan, hồ đồ khi phân tích, đánh giá hiện tượng. Lưu ý là khi phân tích nguyên nhân, nên chú ý tới các mặt khách quan – chủ quan. Chẳng hạn, với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến, hệ thống biển báo chỉ dẫn, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông,…), nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững pháp luật, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn,…. Khi đánh giá hậu quả, cần xem xét ở các phạm vi cá nhân – cộng đồng, hiện tại – tương lai,…. Ví dụ: Hiện tượng nghiện Internet không chỉ làm hao tổn về sức lực, tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho những bất ổn trong xã hội.

Sau khi phân tích và bình luận nguyên nhân – kết quả, tôi hướng dẫn học sinh đến phần tiếp theo thường là phần nêu, đề xuất giải pháp khắc phục. Trước hết các em cần phải xem lại phần nguyên nhân vì nó chính là gợi ý tốt nhất để có thể tìm ra các giải pháp khắc phục. Chẳng hạn một trong những nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp và chưa chú ý đầy đủ đến sự an toàn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm an toàn giao thông…

Về cơ bản, bài nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn hiểu biết và lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được nêu. Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững các bước trong quá trình làm bài, người viết còn cần thể hiện tiếng nói cá nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo thì bài viết mới có tính thuyết phục.

Cuối cùng, tôi cũng nhắc với học sinh mô hình ý và bố cục bài viết chỉ là một cách, trong khi triển khai có thể linh hoạt đề xuất ra nhiều ý và bố cục khác, miễn là bài viết của các em làm sáng tỏ được vấn đề và có sức thuyết phục cao.

Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 3.1. Thiết kế giáo án giảng bài

3.1.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

RÈN LUYỆN KĨ THUẬT XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức

Nắm được nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. – Nắm được cách thức triển khai của đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

2. Về kĩ năng

- Hoàn thiện kĩ năng tìm ý,lập dàn ý, mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, tạo lập văn bản hoàn chỉnh.

-Kĩ năng nhận diện/phân biệt các dạng đoạn văn nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống).

- Biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận(chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) và các phương thức biểu đạt trong đoạn văn nghị luận xã hội.

- Biết huy động những kiến thức, trải nghiệm của bản thân để viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng đạo lí.

- Có thái độ đúng đắn trước thực tế cuộc sống.

- Có ý thức nâng cao trách nhiệm của bản thân trước cộng đồng và xã hội.

II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tài liệu sưu tầm.

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Xem lại bài nghị luận về một tư tưởng đạo, lí ở sách Ngữ Văn ở bậc Trung học cơ sở. Tìm trước các danh ngôn, tực ngữ, thành ngữ về một tư tưởng đạo lí.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của Giáo viên-Học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Khởi động

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trong vòng 5 phút sẽ tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn có liên quan đến tư tưởng đạo lí. Trong vòng 5 phút nhóm nào kể được nhiều hơn nhóm đó sẽ chiến thắng.

HS nhắc lại kiến thức nghị luận về một tư tưởng đạo lí đã học ở THCS.

- Tư tưởng đạo lí được thể hiện qua những khía cạnh nào của cuộc sống? em hãy chia các ví dụ mà các em vừa tìm được vào các nhóm khía cạnh đó?

+ Về lí tưởng, mục đích cuộc sống. + Quan niệm và quan điểm sống.

+ Về tình cảm con người( gia đình, bạn bè….)

HS làm được các yêu cầu của bài tập

– Nhắc lại được các kiến thức cơ bản đã học về tư tưởng đạo lí đã học ở THCS (khái niệm, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức).

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý)

GV giới thiệu mục tiêu bài học cho học sinh nắm bắt khái quát – Nhắc lại khái quát kiến thức về đoạn văn

– Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

GV yêu cầu học sinh làm Phiếu bài tập số 1.

Phiếu bài tập số 1

1. Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn có những đặc điểm gì về nội dung và hình thức? ………. Tìm hiểu đề và lập dàn ý. Phần: Tìm hiểu đề Tìm hiểu đề gồm 4 thao tác chính: – Xác định vấn đề cần nghị luận. – Tìm các ý cơ bản

………. 2. Đoạn văn thường được trình bày theo những kết cấu nào? ………. ………. 3. Cách nhận dạng đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.( Dấu hiệu nào?)

………. ………. 4. Cho các ví dụ về một tư tưởng, đạo lí mà em đã học, nghe, đọc qua?

………. ……….

Đề bài: Anh(chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? (Một khúc ca)

Phần tìm hiểu đề:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời:(HS làm việc cá nhân, đọc kĩ đề bài, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi):

Theo em việc tìm hiểu đề trước khi viết bài văn nghị luận có cần thiết không? Vì sao?

Tìm hiểu đề gồm những thao tác nào?

Từ những ý đã chỉ ra, em hãy thực hiện các thao tác tìm hiểu đề cho đề văn trên?

Phần Lập dàn ý:

-Mở đoạn:(HS làm việc cá nhân để hoàn thiện các yêu cầu)

để làm rõ vấn đề nghị luận. – Xác định các thao tác lập luận sẽ sử dụng trong bài. – Phạm vi lấy dẫn chứng. Phần: Lập dàn ý Mở đoạn: -Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề cần nghị luận. – Diễn dịch, quy nạp, phản đề… – Có thể trích dẫn nguyên văn với các câu danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ ngắn hoặc tóm tắt ngắn gọn đối với các vấn đề được rút ra từ một văn bản dài. Thân đoạn: Khái niệm sống đẹp: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng

Một phần của tài liệu 20. NguyenThiVietHai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w