Thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn NGUYÊN lý cơ bản LOGISTICS và QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG đề tài phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê việt nam (Trang 30)

II, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

6. Cơ hội, thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam

6.2. Thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam

Cơ hội rõ ràng là rất lớn, song Việt Nam cũng gặp không ít thách thức khi xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Một là, về sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngoại nhập đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu đang ngày một gia tăng trong thời gian gần đây. Khi rào cản thuế quan được gỡ bỏ, hàng châu Âu sẽ dễ dàng thâm nhập nhập thị trường Việt Nam, lúc này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp sức ép lớn từ phía các doanh nghiệp châu Âu.

Thực tế hiện nay, sự hiểu biết của DN Việt Nam về EVFTA còn hạn chế. Hiện có tới 77% DN không biết, hoặc lần đầu nghe nói tới Hiệp định này, trong đó, các DN xuất khẩu nông sản không phải là ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp thực tế chưa tận dụng đầy đủ được các lợi ích thuế quan do không biết các FTA, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ còn phức tạp, đặc biệt là phần lớn các doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ.

Ba là, về đáp ứng đòi hỏi khắt khe liên quan quy tắc xuất xứ.

Hiệp định EVFTA hướng tới xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây có thể là một cản trở đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.

Bốn là, về việc tuân thủ những quy định liên quan vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công nghệ.

Bên cạnh quy tắc xuất xứ, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS), quy định về môi trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)... cũng sẽ tạo ra những khó khăn, cản trở nhất định tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ và các yêu cầu chứng nhận chất lượng tự nguyện, về trách nhiệm môi trường của rất nhiều tổ chức tại châu Âu cũng là những khó khăn lớn cho ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.

6.3. Điểm mạnh trong quản lý chuỗi ứng cà phê(S)

- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.

Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và

2 6

đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt

Nam một

hương vị rất riêng, độc đáo.

Về khí hậu :

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.

Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.

- Lợi thế về nhân công:

Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.

- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều

giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê.

- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu.

- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.

- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cà phê.

6.4. Điểm yếu trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê(W)

Thứ nhất, vấn đề tái canh lại cây cà phê đang là vấn đề khó khăn nhất. Hiện nay lượng cây cà phê già tức là có tuổi đời trên 25 năm chiếm đến 30% trong tổng diện tích 520.000 ha cây cà phê đang khai thác của cả nước như vậy vào khoảng 130.000 ha. Những cây cà phê già cỗi này cho năng suất sản lượng thấp

2 8

vì vậy vấn đề tái canh, trồng mới lại diện tích cà phê già cỗi là vấn đề

bức thiết

đề ra.

Thứ hai trong sản xuất cà phê Việt Nam chi phí đầu vào như phân bón, nông dược (thuốc bảo vệ thực vật - PV) đang tăng lên nhanh chóng. Tuy chưa có con số điều tra chính thức nhưng hiện nay chi phí sản xuất 1 kg cà phê của người nông dân khoảng 3.000 đồng, trong khi giá bán ra khoảng 3.800 đồng. Chi phí đầu vào sản xuất cà phê đang tăng lên tạo ra áp lực về giá bán ra gây khó khăn cho ngành sản xuất cà phê.

Thứ ba, sản xuất cà phê Việt Nam thiếu yếu tố ổn định về giá kể cả trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Mặt hàng nông sản nói chung và đặc biệt là mặt hàng cà phê chịu tác động rất nhiều của giá cả quốc tế, đặc biệt phụ thuộc vào thị trường London và thị trường NewYork. Lúc ở mức giá cao nhưng có khi giá lại xuống thấp có năm xuống cả vài trăm USD.

6.4. Cơ hội trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam(O)

Với thị trường cà phê thế giới đầy tiềm năng, lượng tiêu thụ cà phê mỗi năm mỗi tăng trung bình 2.1%, đây sẽ là có hội để Việt Nam xuất khẩu lượng cà phê lớn đến nhiều nước. Ngoài ra, theo dự báo, giá cà phê ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới theo xu hướng của cà phê thế giới. Điều này giúp hỗ trợ Việt Nam tiếp tục tăng năng suất và xuất khẩu cà phê nhiều hơn đến thế giới.

6.5. Thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam(T)

Bên cạnh đó, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn do biến động giá cả và cán cân cung - cầu. Hiện giá cà phê đã giảm sâu tới 40% so với thời điểm năm 2010, khiến nông dân trồng cà phê gặp khó khăn và có xu hướng giảm diện tích trồng, giảm đầu tư cho cây cà phê dẫn đến năng suất, chất lượng cà phê bị ảnh hưởng. Nguồn cung cà phê của Việt Nam được dự báo giảm mạnh, do người trồng giảm đầu tư cho cây cà phê và chuyển sang trồng cây trồng xen và cây trồng khác.

III. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Giải pháp 1. Giải pháp

về sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng cần khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả, là một nguyên nhân dẫn đến nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm; và cách thức tạo dựng cũng như quảng bá thương hiệu.

Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ

3 0

chức. Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc

tế ở cả

trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng

kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ

của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông

tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp

với tín

hiệu của thị trường.

2. Khuyến nghị

Năm 2014, Chính phủ đã vạch ra kế hoạch phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và Tầm nhìn đến năm 2030, một chương trình nghị sự tổng thể nhằm quản lý bền vững các nguồn lực kinh tế và môi trường cho ngành cà phê, tăng thu nhập xuất khẩu và đảm bảo sản xuất ổn định.

Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu kinh tế cụ thể cho hiệu suất của ngành, như tăng cường xử lý chuyên sâu cho giá trị gia tăng để đạt doanh thu xuất khẩu 6 tỷ USD trong thập kỷ tới. Đồng thời đặt ra các mục tiêu môi trường cụ thể, bao gồm giới hạn canh tác cà phê trên toàn quốc ở mức 600.000 ha, thay thế cây cà phê năng suất thấp cũ bằng các giống mới cho năng suất cao hơn và có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn, phân vùng lại cà phê và tiết kiệm nước phương pháp tưới, cũng như thiết lập các tiêu chuẩn an toàn và môi trường mới cho phân bón và thuốc trừ sâu.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những nguyên nhân tồn tại của chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam,điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức ở chương II, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để hoàn thiện chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam trong thời gian sắp tới. Các giải pháp cần được thực hiện từ 3 phía, người nông dân, nhà nước, các công ty/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê. Các giái pháp này thực hiện trên cơ sở toàn diện, đảm bảo từ khâu trồng trọt khai thác đến chế biến vận chuyển.

PHỤ LỤC

Biểu đồ và lượng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo tháng (từ 1/2018 đến 9/2019)

Tỷ phân Robusta/Arabica ở Việt Nam, 2018 ■ Robusta/cà phê vối ■ Arabica/cà phê chè

Chủng loại Tháng 7/2019 So với tháng 7/2019 7 tháng năm 2019 So với 7 tháng năm 2019 Lượng (tan) Trị giá (nghìn USD) Luựng Trị gi á Lưựng (tan) Trị giá (nghìn USD) Giá XKBQ Lượng Trị giá Giá XKBQ Robusta 124.262 57 188,8 5,3 6,6- 1.035.678 1.570.076 1.516 4,7 -10,2 -14,2 Arabica 342.5 91 5,0 53,4- 55,0- 46.838 94.026 2.007 -19,7 -30,0 -12,8 Cà phê chế biến 2.4 90 91 13,3 14,8- 11,4- 22.040 112.517 5.105 3,9 -1,9 -5,6 Cà phê Excelsa 4 42 4 74 30,3- 38,0- 4.674 7.471 1.598 29,7 -8.4 -16,4

Bảng: Chủng loại cà phê Việt Nam xuất khẩu trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm

2019

(Đơn vị: Cục Xuất nhập khẩu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thương mại Việt Nam (2005)

2. Báo điện tử Vietnamexport http://vietnamexport.com/ca-phe-viet-nam-tai-cac-thi-truong- tren-the-gioi/vn2510365.html

3. Báo Primecoffee https://primecoffea.com/nganh-ca-phe-viet-nam-hanh-trinh-ba-thap- ky.html

4. Báo Logistics4vn https://logistics4vn.com/hoan-thien-chuoi-gia-tri-ca-phe-viet-nam? fbclid=IwAR0qAB4CC-i302h7Fd5IDXszqyTP9 SbdJXU6dveGR DLyMqwZRfQt8k5Tw

5. Web Cục súc tiến thương mại http://www.vietrade.gov.vn/

6. Trang dữ liệu trademap http://agro.gov.vn/vn/tID5814 Indonesia-Vietnam-coffee-output- risingNoble-Group.html

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn NGUYÊN lý cơ bản LOGISTICS và QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG đề tài phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê việt nam (Trang 30)