GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn NGUYÊN lý cơ bản LOGISTICS và QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG đề tài phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê việt nam (Trang 35 - 40)

1. Giải pháp

về sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng cần khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả, là một nguyên nhân dẫn đến nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm; và cách thức tạo dựng cũng như quảng bá thương hiệu.

Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ

3 0

chức. Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc

tế ở cả

trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng

kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ

của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông

tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp

với tín

hiệu của thị trường.

2. Khuyến nghị

Năm 2014, Chính phủ đã vạch ra kế hoạch phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và Tầm nhìn đến năm 2030, một chương trình nghị sự tổng thể nhằm quản lý bền vững các nguồn lực kinh tế và môi trường cho ngành cà phê, tăng thu nhập xuất khẩu và đảm bảo sản xuất ổn định.

Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu kinh tế cụ thể cho hiệu suất của ngành, như tăng cường xử lý chuyên sâu cho giá trị gia tăng để đạt doanh thu xuất khẩu 6 tỷ USD trong thập kỷ tới. Đồng thời đặt ra các mục tiêu môi trường cụ thể, bao gồm giới hạn canh tác cà phê trên toàn quốc ở mức 600.000 ha, thay thế cây cà phê năng suất thấp cũ bằng các giống mới cho năng suất cao hơn và có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn, phân vùng lại cà phê và tiết kiệm nước phương pháp tưới, cũng như thiết lập các tiêu chuẩn an toàn và môi trường mới cho phân bón và thuốc trừ sâu.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những nguyên nhân tồn tại của chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam,điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức ở chương II, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để hoàn thiện chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam trong thời gian sắp tới. Các giải pháp cần được thực hiện từ 3 phía, người nông dân, nhà nước, các công ty/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê. Các giái pháp này thực hiện trên cơ sở toàn diện, đảm bảo từ khâu trồng trọt khai thác đến chế biến vận chuyển.

PHỤ LỤC

Biểu đồ và lượng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo tháng (từ 1/2018 đến 9/2019)

Tỷ phân Robusta/Arabica ở Việt Nam, 2018 ■ Robusta/cà phê vối ■ Arabica/cà phê chè

Chủng loại Tháng 7/2019 So với tháng 7/2019 7 tháng năm 2019 So với 7 tháng năm 2019 Lượng (tan) Trị giá (nghìn USD) Luựng Trị gi á Lưựng (tan) Trị giá (nghìn USD) Giá XKBQ Lượng Trị giá Giá XKBQ Robusta 124.262 57 188,8 5,3 6,6- 1.035.678 1.570.076 1.516 4,7 -10,2 -14,2 Arabica 342.5 91 5,0 53,4- 55,0- 46.838 94.026 2.007 -19,7 -30,0 -12,8 Cà phê chế biến 2.4 90 91 13,3 14,8- 11,4- 22.040 112.517 5.105 3,9 -1,9 -5,6 Cà phê Excelsa 4 42 4 74 30,3- 38,0- 4.674 7.471 1.598 29,7 -8.4 -16,4

Bảng: Chủng loại cà phê Việt Nam xuất khẩu trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm

2019

(Đơn vị: Cục Xuất nhập khẩu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thương mại Việt Nam (2005)

2. Báo điện tử Vietnamexport http://vietnamexport.com/ca-phe-viet-nam-tai-cac-thi-truong- tren-the-gioi/vn2510365.html

3. Báo Primecoffee https://primecoffea.com/nganh-ca-phe-viet-nam-hanh-trinh-ba-thap- ky.html

4. Báo Logistics4vn https://logistics4vn.com/hoan-thien-chuoi-gia-tri-ca-phe-viet-nam? fbclid=IwAR0qAB4CC-i302h7Fd5IDXszqyTP9 SbdJXU6dveGR DLyMqwZRfQt8k5Tw

5. Web Cục súc tiến thương mại http://www.vietrade.gov.vn/

6. Trang dữ liệu trademap http://agro.gov.vn/vn/tID5814 Indonesia-Vietnam-coffee-output- risingNoble-Group.html

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn NGUYÊN lý cơ bản LOGISTICS và QUẢN lý CHUỖI CUNG ỨNG đề tài phân tích quản lý chuỗi cung ứng cà phê việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w