PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy in 3d khớp cổ chân (Trang 47 - 49)

KẾ

4.1 Thông số máy in

_ Không gian in tối đa 250X180x200 (mm). Độ phân giải một lớp in từ 0.1 mm đến 0.4 mm.

_ Tốc độ khi in từ 40 mm/s đến 60 mm/s. _ Tốc độ in tối đa 65 mm/s.

4.2 Các phương án thiết kế kế kết cấu máy in

4.2.1 Phương án 1: Truyền động Cartesian XZ, bộ truyền động vitme - đai ốc

Trong kết cấu này bàn in sẽ dịch chuyển theo phương Y, đầu phun sẽ dịch chuyển theo phương XZ.

3 trụcX Y Z sử dụng bộ truyền vít me – đai ốc.

Ưu điểm của kết cấu này là: _ Kết cấu đơn giản, dễ thi công.

_ Giá thành rẻ hơn delta.

_ Độ cứng vững cao, chống rung.

_ Độ chính xác cao tương đương hoặc hơn máy delta, bề mặt in mịn. _ Dễ căn chỉnh bàn in.

Nhược điểm của nó là:

_ Do bàn in di chuyển nên dễ làm cho những lớp in đầu tiên dễ bị dịch chuyển làm sai lệch mẫu in.

_ Không in được các vật có chiều quá lớn.

4.2.2 Phương án 2: Truyền động Delta, bộ truyền động đai

Sử dụng kết cấu robot delta, dùng truyền động đai.

Kết cấu này có ưu điểm là:

_ Các kết cấu di động nhỏ nên quán tính máy nhỏ, di chuyển êm. _ Độ cứng cứng khá cao, có thể in được vật có chiều cao lớn. _ Độ chính xác và thời gian in nhanh.

Tuy nhiên nhược điểm của loại máy này là:

_ Khổ máy lớn, gây khó khăn cho quá trình di chuyển. _ Khó căn chỉnh bàn máy.

_ Giá thành cao hơn mẫu máy sử dụng kết cấu Cartesin – XZ.

Hình 4.2 Máy in delta

4.3 Lựa chọn phương án

Dựa vào những ưu điểm cũng như khuyết điểm của từng kết cấu như trên nhóm đã quyết đinh sử dụng phương án 1 – Cartersian XZ cho máy.

4.4 Trình tự thực hiện.

_ Tính toán thiết kế truyền động vít me – đai ốc cho 3 trục X Y Z. _ Thiết kế, gia công các chi tiết máy.

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy in 3d khớp cổ chân (Trang 47 - 49)