BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN NHẬN BIẾT : 14 câu

Một phần của tài liệu Bộ đề trắc nghiệm giáo dục công dân 6 sách mới, có đáp án (dùng cho cả 3 bộ sách) (Trang 32 - 37)

NHẬN BIẾT : 14 câu

Câu 1: Tự nhận thức bản thân là gì?

A. Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.

B. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.

C. Tự nhận thức bản thân là khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân.

D. Tự nhận thức bản thân là biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình

Câu 2: Người tự tin thì sẽ có biểu hiện:

A. Hành động một cách chắc chắn, không hoang mang. B. Luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân.

C. Luôn chịu ảnh hưởng bởi lời nói của người khác. D. Không dám nói chuyện trước chỗ đông người.

Câu 3: Người tự nhận thức bản thân sẽ không có biểu hiện? A. Luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân.

B. Luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân. C. Chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định.

C. Hành động chắc chắn, không hoang mang, dao động.

Câu 4: Khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình là:

A. Tự nhận thức bản thân. B. Phê bình và tự phê bình. C. Đức tính kiên trì.

D. Đức tính khiêm tốn.

Câu 5: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự nhận thức bản thân? A. Khắc phục khuyết điểm.

B. Luôn đề cao bản thân.

C. Tự quyết định mọi việc làm. D. Luôn làm theo ý người khác.

Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Tự nhận thức để hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người. B. Tự nhận thức bản thân là việc làm không cần thiết.

C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự nhận thức để hoàn thiện bản thân. D. Trẻ em không cần phải tự nhận thức bản thân.

Câu 7: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để

A. Tự hoàn thiện bản thân. B. Sống có đạo đức.

C. Sống hòa nhập.

D. Tự nhận thức đúng về mình.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tự nhận thức bản thân? B. Có chí thì nên.

B. Học một hiểu mười. C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ D. Năng nhặt chặt bị.

Câu 9: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua: A. Rèn luyện.

B. Học tập. C. Thực hành. D. Lao động.

Câu 10: Điểm quan trọng nhất để tự nhận thức để hoàn thiện bản thân là cần xác định được

A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.

C. Khả năng của bản thân. D. Sức mạnh của bản thân.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự nhận thức bản thân? A. Tự cao, tự đại.

B. Tự tin vào bản thân. C. Rèn luyện sức khỏe. D. Ham hỏi hỏi.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của việc tự nhận thức bản thân? A. Hiểu rõ bản thân.

B. Biết mọi điều.

C. Tiến tới thành công. D. Tự tin hơn.

Câu 13: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?

A. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo. B. Tức nước vỡ bờ.

C. Ăn cây táo, rào cây sung. D. Nhìn mặt bắt hình dong.

Câu 14: Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân?

A. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.

B. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

C. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình. D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

THÔNG HIỂU: 9 câu

Câu 1: Phương án nào sau đây không là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân? A. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.

B. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.

C. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân.

D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác. B. Luôn đề cao giá trị của bản thân. C. Luôn làm thay người khác. D. Làm người khác bị nhỏ bé.

Câu 3: Để rèn luyện tinh thần tự nhận thức bản thân trong học tập chúng ta cần? A. Có kế hoạch học tập và rèn luyện hợp lý.

B. Tự học.

C. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn, đội. D. Siêng năng.

Câu 4: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự nhận thức bản thân? A. Biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu.

B. Có người giúp đỡ thường xuyên. C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.

D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.

Câu 5: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải

A. Tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. B. Tự học tập, lao động.

C. Rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội. D. Rèn luyện thể chất để học tập và lao động.

Câu 6: Để tự nhận thức bản thân, mỗi người cần phải

A. Có hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân. B. Tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn.

C. Có nhiệt huyết với công việc. D. Có tinh thần trách nhiệm.

Câu 7: Người không biết tự nhận thức bản thân sẽ A. Trở nên lạc hậu.

B. Không hoàn thành nhiệm vụ. C. Làm việc kém hiệu quả. D. Bị mọi người xa lánh.

Câu 8: Để tự nhận thức bản thân, chúng ta cần hiểu rõ A. chính xác bản thân.

B. quy tắc thực hiện. C. quy trình thực hiện.

D. cách thức thực hiện.

Câu 9: Người tự nhận thức bản thân thường sống, làm việc có kế hoạch sẽ mang lại kết quả công việc như thế nào?

A.Không mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta B.Kéo dài thời gian làm việc, chất lượng công việc kém. C.Luôn được mọi người yêu qúy, kính trọng và tôn sùng D.Công việc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chất lượng.

VẬN DỤNG: 6 câu

Câu 1: Bị bạn bè rủ rê, M thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, M đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của M là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?

A. Tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. B. Tự nguyện, tự giác.

C. Tự phê bình và phê bình. D. Tự thay đổi tính cách.

Câu 2: M rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu bộ. Thậm chí, M còn ghét cả nhữnng người mà ca sĩ đó ghét dù M chưa một lần gặp họ. Em thấy thái độ, hành vi của M như thế nào?

A. M là người không biết tự nhận thức bản thân. B. M là người đua đòi quá đáng.

C. M là người muốn tự thay đổi bản thân.

D. M là người có lối sống không chuẩn mực.

Câu 3: Đ rất được muốn hát trước lớp nhưng lại sợ các bạn chê là hát không hay nên Đ chưa dám thực hiện mong muốn của mình. Theo em Đ là người có biết cách nhận thức bản thân chưa?

A. Chưa biết cách tự nhận thức bản thân. B. Nhận thức được bản thân.

C. Vừa nhận thức, vừa chưa nhận thức. D. Chưa nhận thức.

Câu 4: Trong giờ sinh hoạt, Ng thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều cô giáo và các bạn góp ý. Nếu em là bạn thân của Ng em sẽ khuyên Ng như thế nào?

A. Nên biết tự nhận thức bản thân để khắc phục hạn chế của mình. B. Đừng quan tâm đến ý kiến người khác.

C. Bản thân tự quyết không nên nghe ai. D. Tự nhận thức không thích sự góp ý.

Câu 5: Q hay dễ nổi giận nếu ý kiến của Q không được các bạn khác đồng tình. Điều này khiến các bạn khác e ngại khi thảo luận nhóm với Q. Theo em Q phải làm gì để khắc phục hạn chế đó?

A. Q phải nhận thức bản thân mình để thay đổi và bình tĩnh hơn. B. Q không cần làm gì.

C. Q báo với thầy giáo vì bạn không thảo luận cùng. D. Q tự làm bài bài một mình.

Câu 6: T là một trong những học sinh giỏi lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, T lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, T dễ nói lắp bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận. Nếu là T, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào?

A. Mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham gia hoạt động của trường, lớp. B. Thường xuyên tham gia các hoạt động của lớp

C. Thường xuyên tham gia các hoạt động của trường D. Tiếp xúc với đám đông nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Bộ đề trắc nghiệm giáo dục công dân 6 sách mới, có đáp án (dùng cho cả 3 bộ sách) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w