Thể dị bội(lệch bội)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 (Trang 50 - 51)

III. Tính chiều dài và số lk hóa trị Đ-P của ARN 1 Tính chiều dài:

2. Thể dị bội(lệch bội)

a.Khái niệm:

-Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

- Một số dạng dị bội phổ biến + Thể lưỡng bội bình thường: 2n +Thể không: 2n-2 +Thể một: 2n-1 +Thể một kép: 2n-1-1 + Thể ba: 2n+1 + Thể bốn: 2n+2 + Thể bốn kép: 2n+2+2

- Hậu quả: Gây nên biến đổi hình thái ở thực vật (hình dạng, kích thước, màu sắc...) hoặc gây nên 1 số bệnh ở người( đao, tocno, claiphento...)

b.Sự phát sinh thể dị bội

-Trong quá trình giảm phân, mỗi NST của cặp tương đồng phân li về 1 cực-> hình thành giao tử bình thường(n)-> qua thụ tinh 2 gt bình thường (n) kết hợp với nhau-> hợp tử (2n). -Khi 1 cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ -> 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực -> tạo gt bất thường (n+1) và (n-1) -> qua thụ tinh 2 gt đó kết hợp với gt bình thường (n) -> tạo thành hợp tử (2n+1) và hợp tử (2n-1)-> thể dị bội.

c. Ý nghĩa của hiện tượng dị bội

-Đối với chọn giống: Có thể sử dụng thể không nhiễm để đạt được các NST mong muốn vào cơ thể lai

-Đối với di truyền học: Có thể sử dụng các lệnh bội dể xác định vị trí các gen trên NST -Đối với tiến hóa: Cung cấp nguyên liệu cho qt tiến hóa.

THƯỜNG BIẾN1. Sự biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường 1. Sự biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường

-Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

-VD: Sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác, cây dừa nước, cây su hào với những đk môi trường khác nhau.

Đối tượng nghiên cứu Điều kiện môi trường Kiểu hình Mọc trong không khí Lá nhỏ, hình mũi mác

Mọc trên mặt nước Lá lớn, hình mũi mác Lá cây rau mác

Mọc trong nước Lá hình dải Mọc trên bờ Thân lá nhỏ và chắc Cây dừa nước

Trải trên mặt nước Thân lá lớn hơn, 1 số rễ biến thành phao

Đúng quy trình kĩ thuật Củ to Cây su hào

Sai quy trình kĩ thuật Củ nhỏ, sâu bệnh -> Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Trong đó, kiểu gen là yếu tố không thay đổi, còn môi trường thay đổi.

- Đặc điểm của thường biến:

+ Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định. + Không di truyền được

-Vai trò: Giúp sinh vật thích nghi được với sự thay đổi nhất thời hoặc có chu kì của môi trường.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)