DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜ
2. Chuỗi thức ăn và lưới t/ă
Các SV trong HST có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn:
a.Thế nào là 1 chuỗi t/ă
-Chuỗi t/ă là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
-Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích , vừa là sv tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ
-Có 2 dạng chuỗi thức ăn:
+Mở đầu bằng sv sản xuất: Cỏ-> sâu-> chim ăn sâu->cầy-> đại bàng-> vi khuẩn. + Mở đầu bằng sv phân hủy: Mùn bã hữu cơ-> giun đất-> gà-> quạ-> vk
b.Thế nào là lưới thức ăn
-Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi t/ă khác nhau.
-Các chuỗi t/ă có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới t/ă -Vai trò của các sv trong lưới t/ă:
+SV sản xuất: Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ(t/vật, tảo…)
+SV tiêu thụ: ĐV ăn hoặc kí sinh trên thực vật, đv ăn hoặc kí sinh trên đv để sử dụng các chất hữu cơ.
+SV phân giải: Gồm vk, nấm…phân giải các chất hữu cơ (xác đv, thực vật…) thành các chất vô cơ.
-Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.
Chất vô cơ Sinh vật sản xuất(t/v)
Sv phân giải (nấm. vk) sv tiêu thụ(đv)
MỘT SỐ CÂU HỎI TRONG CÁC ĐỀ THI
Câu 1: Giới hạn về nhiêt độ của 1 loài sinh vật là gì? Động vật biến nhiệt và động vật đẳng
nhiệt có phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ môi trường khác nhau như thế nào?
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Vĩnh phúc 2008-2009)
Câu 2. Nêu tên các mối quan hệ khác loài? Lấy ví dụ và cho biết đặc điểm của các mối quan
hệ nêu trên?
Câu 3: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Tại
sao cần phải ban hành Luật bảo vệ môi trường?
(Đề khảo sát ĐT HSG Yên lạc 2009-2010)
Câu 4: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
(Đề thi chọn HSG huyện krongnang 2009-2010)
Câu 5:
a, Giới hạn sinh thái là gì? Hiểu biết về giới hạn sinh thái được con người ứng dụng gì trong trồng trọt và chăn nuôi?
b, Phân tích mối quan hệ giữa nấm và tảo để tạo thành địa y?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh phúc 2010-2011)
Câu 6: Cho biết các yếu tố cấu thành hệ sinh thái.
(Đề thi chọn HSG Hà nội 2008-2009)
Câu 7: Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngồi giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh phúc 2009-2010)
Câu 8: a, Giới hạn sinh thái được xác định phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào?
b, Vì sao giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật?
(Đề thi chọn HSG Nghệ an 2008-2009) Gợi ý trả lời...
a, Giới hạn sinh thái rộng hay hẹp phụ thuộc vào loài và môi trường - Giới hạn sinh thái được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật. b, SV có giới hạn sinh thái rộng thường có vùng phân bố rộng, dễ thích nghi . SV có giới hạn sinh thái hẹp thường có vùng phân bố hẹp, thích nghi kém .
Câu 9: Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:
1, Chim ăn sâu; 2, dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3, Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ cây họ đậu; 4, giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5, Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6, Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7, Hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8, Địa y; 9, Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng đám; 10, Cáo ăn thỏ
(Đề thi chọn HSG Quảng trị 2007-2008) Gợi ý trả lời... Quan hệ cùng loài: 7, 9 Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10. Cộng sinh : 3, 8 Hội sinh : 5 Hợp tác : 6 Vật kí sinh và vật chủ: 2, 4
Vật ăn thịt và con mồi: 1, 10.
Câu 10: Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với
sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh Phúc 2011-2012) Gợi ý trả lời...
Điểm khác nhau:
- Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn động vật biến nhiệt.
- Vì động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và toả nhiệt), còn động vật biến nhiệt thì không.
Câu 11: Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đã giúp quần thể tồn tại
và phát triển ổn định?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh Phúc 2012-2013) Gợi ý trả lời...
- Các mối quan hệ trên giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định vì:
+ Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể trong quần thể kiếm sống hiệu quả hơn, bảo vệ nhau chống lại kẻ thù tốt hơn.
+ Quan hệ cạnh tranh giúp quần thể duy trì số lượng và phân bố cá thể hợp lí, phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn sống của môi trường giúp quần thể phát triển ổn định.
Câu 12:
a. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?
(Đề thi chọn HSG Vĩnh Phúc 2013-2014) Gợi ý trả lời...
a. Quan hệ giữa các cá thể: Quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài
- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ.
b. Ứng dụng
- Trong trồng trọt: Trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp với tỉa thưa, chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.
- Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn chỗ ở trở nên thiếu, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển.
Câu 13:
a. Thế nào là một hệ sinh thái? Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
b. Điểm khác biệt cơ bản của lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn là gì? Trong một lưới thức ăn hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào?
Gợi ý trả lời...
a, Khái niệm một hệ sinh thái(HS tự làm).
Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì: Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất…
b. Điểm khác biệt cơ bản ở lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn: Lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
Câu 14:
a. Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh?
b. Ngày nay chúng ta thường nhắc đến hiện tượng ô nhiễm phóng xạ. Hãy cho biết nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ?
(Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Vĩnh Phúc 2013-2014) Gợi ý trả lời...
a, Khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh:
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. - Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi
b, Nguồn ô nhiễm phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
Phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ vì: Chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và
sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư…
Câu 15:
a. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể? Giải thích?