Sử dụng các biến cờ hiệu:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH (Trang 53 - 54)

Tiếp cân : các tiến trình chia sẻ một biến chung đóng vai trò « chốt cửa » (lock) , biến này được khởi động là 0. Một tiến trình muốn vào miền găng trước tiên phải kiểm tra giá trị của biến lock. Nếu lock = 0, tiến trình đặt lại giá trị cho lock = 1 và đi vào miền găng. Nếu lock đang nhận giá trị 1, tiến trình phải chờ bên ngoài miền găng cho đến khi lock có giá trị 0. Như vậy giá trị 0 của lock mang ý nghĩa là không có tiến trình nào đang ở trong miền găng, và lock=1 khi có một tiến trình đang ở trong miền găng. while (TRUE) { while (lock==1);//wait lock = 1; critical-section (); lock = 0; Noncritical-section (); }

Hình 3.5 Cấu trúc một chương trình sử dụng biến khóa để đồng bộ

Giải pháp đơn giản, dễ xây dựng, nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng chờ đợi tích cực, gây lãng phí thời gian của processor.

Nếu một tiến trình trong đoạn găng không thể ra khỏi đoạn găng, thì các tiến trình chờ ngoài đoạn găng có thể chờ đợi vô hạn (vì lock không được đặt lại bằng 0)

Giải pháp này có thể vi phạm điều kiện thứ nhất: hai tiến trình có thể cùng ở trong miền găng tại một thời điểm. Giả sử một tiến trình nhận thấy lock = 0 và chuẩn bị vào miền găng, nhưng trước khi nó có thể đặt lại giá trị cho lock là 1, nó bị tạm dừng để một tiến trình khác hoạt động. Tiến trình thứ hai này thấy lock vẫn là 0 thì vào miền găng và đặt lại lock = 1. Sau đó tiến trình thứ nhất được tái kích hoạt, nó gán lock = 1 lần nữa rồi vào miền găng. Như vậy tại thời điểm đó cả hai tiến trình đều ở trong miền găng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)