Tổ chức vùng nhớ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH (Trang 77 - 79)

c) Giải pháp trao đổi thông điệp

3.1 Tổ chức vùng nhớ

Hình 3.1

3.2 Mục tiêu của việc quản lý vùng nhớ

- Cấp phát vùng nhớ cho các tiến trình có yêu cầu và thu hồi vùng nhớ khi tiến trình thực hiện xong. Quản lý được vùng nhớ rỗi, vùng nhớ bận.

- Tại một thời điểm có thể lưu giữ được nhiều tiến trình đồng thời. - Chuyển đổi giữa địa chỉ logic và địa chỉ vật lý (physic)

- Chia sẻ bộ nhớ: Bất kỳ một chiến lược nào được cài đặt đều phải có tính mềm dẻo để cho phép nhiều tiến trình có thể truy cập đến cùng một địa chỉ trên bộ nhớ chính. Hệ thống quản lý bộ nhớ phải điều khiển việc truy cập đến không gian bộ nhớ được chia sẻ mà không vi phạm đến các yêu cầu bảo vệ bộ nhớ. Ngoài ra, trong môi trường đa nhiệm hệ điều hành phải chia sẻ không gian nhớ cho các tiến trình để hệ

Disk d Main memory Cache 2 Cache 1 Regist er SRAM DRAM Dung lượng nhỏ Dung lượng lớn Tốc độ nhanh Tốc độ chậm

điều hành có thể nạp được nhiều tiến trình vào bộ nhớ để các tiến trình này có thể hoạt động đồng thời với nhau.

- Ngăn chặn các tiến trình xâm phạm đến vùng nhớ được cấp cho tiến trình khác.

Điều quan trọng nhất mà hệ thống quản lý bộ nhớ phải thực hiện là không cho phép các tiến trình của người sử dụng truy cập đến bất kỳ một vị trí nào của chính hệ điều hành, ngoại trừ vùng dữ liệu mà hệ điều hành cung cấp cho người sử dụng.

3.3 Không gian địa chỉ và không gian vật lý

Một trong những hướng tiếp cận trung tâm nhằm tổ chức quản lý bộ nhớ một cách hiệu qủa là đưa ra khái niệm không gian địa chỉ được xây dựng trên không gian nhớ vật lý, việc tách rời hai không gian này giúp hệ điều hành dễ dàng xây dựng các cơ chế và chiến lược quản lý bộ nhớ hữu hiệu :

Địa chỉ logic – còn gọi là địa chỉ ảo, là địa chỉ do bộ xử lý tạo ra.

Địa chỉ vật lý - là địa chỉ thực tế mà trình quản lý bộ nhớ nhìn thấy và thao tác.

Không gian địa chỉ – là tập hợp tất cả các địa chỉ ảo phát sinh bởi một chương

trình.

Không gian vật lý – là tập hợp tất cả các địa chỉ vật lý tương ứng với các địa chỉ ảo.

Địa chỉ ảo và địa chỉ vật lý là như nhau trong phương thức kết buộc địa chỉ vào thời điểm biên dịch cũng như vào thời điểm nạp. Nhưng có sự khác biệt giữa địa chỉ ảo và địa chỉ vật lý trong phương thức kết buộc vào thời điểm xử lý.

MMU (memory-management unit) là một cơ chế phần cứng được sử dụng để thực hiện chuyển đổi địa chỉ ảo thành địa chỉ vật lý vào thời điểm xử lý.

Chương trình của người sử dụng chỉ thao tác trên các địa chỉ ảo, không bao giờ nhìn thấy các địa chỉ vật lý . Địa chỉ thật sự ứng với vị trí của dữ liệu trong bô nhớ chỉ được xác định khi thực hiện truy xuất đến dữ liệu.

3.4. Cấp phát liên tục

Tiến trình được nạp vào một vùng nhớ liên tục đủ lớn để chứa toàn bộ tiến trình. Không cho phép chương trình khác sử dụng vùng nhớ dành cho chương trình.

Trong kỹ thuật này, bộ nhớ chính được chia thành 2 phần cố định, phần nằm ở vùng dịa chỉ thấp dùng để chứa chính hệ điều hành, phần còn lại, tạm gọi là user

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)