I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ chế, chính sách
a) Xây dựng và đề xuất với Bộ ngành Trung ương có cơ chế tài chính liên
quan đến các hình thức đầu tư: Hợp tác công tư; các cơ chế để kết hợp 3 nhà
(nhà đầu tư; nhà giải pháp; nhà nước); thuế dịch vụ Công nghệ thông tin;...
b) Đề xuất các cơ hội hợp tác phát triển, tiếp cận các ứng dụng thông minh trong Mạng lưới các TPTM ASEAN thông qua các quỹđầu tư của thế giới và khu vực;
c) Thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phốĐà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ban hành theo Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND thành phố. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng ứng dụng thông minh; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển ứng dụng thông minh hoặc khai thác, cung cấp các dịch vụ về thành phố thông minh.
d) Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn cụ thể về thực hiện thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định số80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp các đơn vị tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai.
đ) Có chính sách khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng các ứng dụng thông minh thông qua các hình thức hợp tác công tư (PPP).
e) Có chính sách công khai cơ sở dữ liệu chuyên ngành được phép chia sẻ
từ các cơ quan chức năng. Ban hành quy định về sử dụng dữ liệu mở phục vụ
48 g) Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chuẩn hóa thông tin, chuẩn hóa các chỉ số
báo cáo, thống kê của thành phố đảm bảo dữ liệu đầy đủ, chính xác nhằm phục vụ hiệu quả cho các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.
h) Xây dựng các quy chế quản lý, duy trì, cập nhật thông tin, vận hành, sử
dụng cho từng ứng dụng, hệ thống để bảo đảm khai thác hiệu quả; các CSDL chuyên ngành phải kết nối với Nền tảng CSDL chuyên ngành.