Tổ chức, quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ - TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI Các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng sinh viên công tác đào tạo khoa Tiếng Anh trường Đại học Thăng Long (Trang 30 - 36)

Bảng 1.14 Đánh giá điểm trung bình của nhân tố Tổ chức, quản lý đào tạo

Ký hiệu Nội dung Mean Std.Deviation

TCQL2 Khoa tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên đăng ký

học và thực tập 3,71 0,810

TCQL3 Bố trí lịch học với thời gian hợp lý 3,80 0,792

TCQL4 Việc học lại thi lại, cải thiện điểm tạo điều kiện

thuận lợi cho sinh viên tốt nghiệp đúng lịch 3,85 0,819

Kết quả thống kê điểm trung bình của yếu tố Tổ chức, quản lý đào tạo được thể hiện ở Bảng 1.14. Kết quả điều tra cho thấy, điểm đánh giá của sinh viên đang học tập ở trường đánh giá chất lượng Tổ chức, quản lý đào tạo ở mức cao, chỉ số Mean của nhân tố cơ sở vật chất đạt mức từ Mean = 3.71 đến Mean = 3.85. Trong đó, chỉ tiêu “Việc học lại thi lại, cải thiện điểm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tốt nghiệp đúng lịch. ” được đánh giá ở mức độ cao nhất có giá trị Mean = 3.85; Thứ hai là chỉ tiêu “Bố trí lịch học với thời gian hợp lý.” đạt giá trị Mean = 3.80; Thứ ba và thấp nhất là chỉ tiêu “Khoa tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên đăng ký học và thực tập .” đạt giá trị Mean = 3.71. Còn các chỉ tiêu có ký hiệu TCQL1, TCQL5 bị loại ở EFA.

1.5.4 Cơ sở vật chất

Bảng 1.15 Đánh giá điểm trung bình của nhân tố Cơ sở vật chất

Ký hiệu Nội dung Mean Std.Deviation

CSVC2 Thư viện được trang bị đầy đủ sách, tài liệu,

máy tính phục vụ học tập 3,78 0,835

CSVC3 Nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện phong

phú, đa dạng 3,74 0,836

CSVC4 Các ứng dụng trực tuyến hữu ích, phục vụ hiệu

quả công tác giảng dạy và học tập 3,84 0,812

CSVC5 Phương tiện hỗ trợ học tập (máy chiếu, micro,

loa,...) được trang bị tốt 3,81 0,822

Kết quả thống kê điểm trung bình của yếu tố Cơ sở vật chất được thể hiện ở Bảng 1.15 . Kết quả điều tra cho thấy, điểm đánh giá của sinh viên đang học tập ở trường đánh giá Cơ sở vật chất ở mức cao, chỉ số Mean của nhân tố Cơ sở vật chất đạt mức từ Mean = 3.74 đến Mean = 3.84. Trong đó, chỉ tiêu “Các ứng dụng trực tuyến hữu ích, phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập.” được đánh giá ở mức độ cao nhất có giá trị Mean = 3.84; Thứ hai là chỉ tiêu “Phương tiện hỗ trợ học tập (máy chiếu, micro, loa,...) được trang bị tốt.” đạt giá trị Mean = 3.81; Thứ ba là chỉ tiêu “Thư viện được trang bị đầy đủ sách, tài liệu, máy tính phục vụ học tập.” đạt giá trị Mean = 3.78; Cuối cùng “Nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện phong phú, đa dạng” đại giá trị Mean = 3.74 Còn chỉ tiêu còn lại bị loại ở EFA.

1.6 Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học (Phân tích phương sai ANOVA)

1.6.1 Kiểm định sự thỏa mãn trong công việc giữa phái nam và phái nữ

Bảng 1.16: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Group Statistics Giới tính N Mean Std. Devitation Std. Error Mean

HL Nam 52 3,7885 .66349 .09201

Nữ 60 3,8389 .72224 .09324

Independent Samples Test

Levene’s Test for Equality of

Variances

t-test for Eqyality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Diffence 95% Confidence Interval of the Difference Lower Uper HL Equal variance s assumed .872 .353 -.383 110 .703 -.05043 .13180 -.31162 .21076 Equal variance s not assumed -.385 109.61 1 .701 -.05043 .13099 -.31004 .20918

Kiểm định Independent-samples T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về mức độ trung thành giữa giới tính nam và nữ. Theo kết quả Levene’s Test Sig. là 0,353 > 0,05 thì phương sai giữa 2 giới tính là không khác nhau. Vì vậy trong kết quả kiểm định ta sử dụng kết quả Equal Varians not assumed có mức ý nghĩa Sig.= 0,701 > 0,05 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những sinh viên có giới tính khác nhau. Do đó, ta có thể kết luận sự thỏa mãn trong công việc giữa phái nam và phái nữ là như nhau. Theo kết quả thống kê trung bình thì mức độ hài lòng của nam và nữ không có nhiều khác biệt.

1.6.2 Kiểm định sự hài lòng của sinh viên các khóa học khác nhau đối với công tác đào tạo của khoa Tiếng Anh tại trường Đại học Thăng Long

sự hài lòng của sinh viên các Khóa khác nhau.

Bảng 1.17 Kết quả phân tích sự khác biệt nhau về Khóa học

Test of Homogeneity of Variances HL

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.079 4 107 .371

ANOVA HL

Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 2.256 4 .564 1.182 .323

Within Groups 51.042 107 .477

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên. Theo bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa Sig. = 0,371 > 0,05 có thể nói phương sai đánh giá về sự hài lòng của các khóa học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ở bảng ANOVA có thể sử dụng tốt để kiểm định các giả thuyết.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0,323 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên các khóa học khác nhau. Hay nói cách khác sinh viên các khóa khác nhau thì độ hài lòng như nhau. Kết quả được trình bày trong bảng 1.17.

1.6.3 Kiểm định sự hài lòng của sinh viên các tổng số tín tích luỹ khác nhau đối với công tác đào tạo của khoa Tiếng Anh tại trường Đại học Thăng Long

Bảng 1.18: Kết quả phân tích sự khác biệt nhau đối với Tổng số tín chỉ tích lũy

HL

Test of Homogeneity of Variances HL

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.327 3 108 .269

ANOVA HL

Sum of Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 1.641 3 .547 1.144 .335

Within Groups 51.656 108 .478

Total 53.298 111

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên. Theo bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa Sig. = 0,269 > 0,05 nên có thể nói phương sai đánh giá về sự hài lòng của sinh viên có tổng số tín tích lũy khác nhau không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê . Như vậy, kết quả bảng ANOVA có thể sử dụng tốt để kiểm định các giả thuyết.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0,336 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên có tổng số tín tích lũy khác nhau. Hay nói cách khác sinh viên có tổng số tín tích lũy khác nhau có sự hài lòng giống nhau.

1.6.4 Kiểm định sự hài lòng của sinh viên các điểm trung bình khác nhau đối với công tác đào tạo của khoa Tiếng Anh tại trường Đại học Thăng Long

Bảng 1.19: Kết quả phân tích sự khác biệt nhau đối với Điểm trung bình tích lũy

Levene Statistic df1 df2 Sig.

ANOVA HL

Sum of Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 1.133 4 .283 .581 .677

Within Groups 52.164 107 .488

Total 53.298 111

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên. Theo bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa Sig. = 0,004 < 0,05 nên có thể nói phương sai đánh giá về sự hài lòng của sinh viên có tổng số điểm trung bình tích lũy khác nhau có sự khác biệt nên kết quả ở bảng Robust Test được sử dụng

Theo kết quả bảng Robust Tests, với mức ý nghĩa Sig. = 0,903 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên có tổng số điểm trung bình tích lũy khác nhau. Hay nói cách khác sinh viên có tổng số điểm trung bình tích lũy khác nhau có sự hài lòng giống nhau.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ - TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI Các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng sinh viên công tác đào tạo khoa Tiếng Anh trường Đại học Thăng Long (Trang 30 - 36)