Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bìn hở Đông Dương

Một phần của tài liệu đề cương tổ bộ môn (Trang 35 - 36)

1. Hội nghị Giơnevơ

1-1954, hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Beclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

8/ 5/ 1954, hội nghị Giơnevơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến dự hội nghị.

Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt, phức tạp do lập trường khác nhau. Ngày 21/ 7/ 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết.

2. Hiệp định Giơnevơ

a. Nội dung

- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực:

+ Ở Việt Nam, lực lượng cách mạng tập kết ở miền Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

+ Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở 2 tỉnh Sầm nưa và Phongxali. + Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ.

- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, không cho nước khác dùng lãnh thổ của mình để gây chiến tranh.

- Quy định tháng 7- 1956, tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Việt Nam.

- Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí kết và những người kế tục họ.

b. Ý nghĩa

Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ở Đông Dương và được các cường quốc tham dự hội nghị công nhận.

Là mốc đánh dấu kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng.

Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh ở Đông Dương.

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Một phần của tài liệu đề cương tổ bộ môn (Trang 35 - 36)