Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm

Một phần của tài liệu đề cương tổ bộ môn (Trang 34 - 35)

tự do  nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp đề có bước phát triển.

Về văn hóa, giáo dục, y tế

Tiếp tục công cuộc giáo dục theo phương châm “Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh,

phục vụ sản xuất”, phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa

Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất. Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng.

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

1. Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951)

Mục đích: Để giữ vững quyền chủ động, đẩy địch lùi sâu vào thế bị động đối phó.

Các chiến dịch: Trần Hưng Đạo (Chiến dịch Trung du) Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch

đường số 18) và Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà-Nam-Ninh)

Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch,phá vỡ từng mảng kế hoạch bình định

của chúng nhưng do địa bàn chiến dịch không có lợi cho ta, có lợi cho địch nên kết quả chiến đấu bị hạn chế.

2. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952

Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch ở Hòa Bình, phá tan kế hoạch bình định của chúng ở đồng

bằng Bắc Bộ và đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Kết quả: Sau hơn 3 tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình - Sông Đà

rộng 2.000km vuông với 15 vạn dân, các căn cứ du kích của ta được mở rộng.

3. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952

Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng.

Từ 4/10—10/12/1952 ta huy động lực lượng lớn tấn công Tây Bắc.

Kết quả: Giải phóng hầu hết các tỉnh ở Tây Bắc với 28.500km vuông với 25 vạn dân, phá

tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của địch.

4. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953

Mục đích: Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của

nhân dân Lào.

8/4 – 18/5/1953 lực lượng ta + 1 số đơn vị giải phóng quân Pathet Lào mở chiến dịch.

Kết quả: Giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tinh XiêngKhoảng và tỉnh Phongxalì

với hơn 30 vạn dân.

Bài 20

CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)I. Âm mưu mới của Pháp – Mỹ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava I. Âm mưu mới của Pháp – Mỹ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava

a. Hoàn cảnh

Sau 8 năm chiến tranh xâm lược Đông Dương, Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề không còn khả năng kéo dài chiến tranh.

7-5-1953, được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”

b. Nội Dung: Gồm hai bước, thực hiện trong 18 tháng:

- Thu – Đông 1953 và xuân 1954: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến

lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.

- Thu – Đông 1954: Chuyển lực lượng ra chiến trường Miền Bắc, thực hiện tiến công chiến

lược, cố giành thắng lợi quyết định về quân sự buộc ta phải đàm phán theo các điều kiện có lợi cho chúng.

II. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 1954

1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

Cuối 9/1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

Nhiệm vụ: Tiêu diệt sinh lực địch.

Phương hướng chiến lược: Chủ động mở những cuộc tiến công vào các hướng quan trọng

về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ.

Diễn biến

10-12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng thị xã Lai Châu, buộc Pháp phải điều quân lên Điện Biên Phủ -> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp.

Đầu 12-1953, ta phối hợp với bộ đội Lào tấn công trung Lào, giải phóng Thà khẹt buộc Pháp tăng viện cho Sênô (nơi tập trung quân thứ 3).

Cuối 1-1954, liên quân Việt – Lào đánh lên thượng Lào giải phóng Phongxali, buộc Pháp tăng viện cho Luông pha bang (nơi tập trung quân thứ 4).

Đầu 2/1954, ta đánh lên bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum buộc Pháp tăng viện cho Plâycu (nơi tập trung quân thứ 5).

Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên …)

=> Như vậy, ta đã buộc dịch phân tán lực lượng đối phó với ta nhiều nơi -> kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

2. Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954)

a. Âm mưu của địch

Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á. Từ 12/ 1953, Pháp - Mĩ tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “Một pháo đài bất khả xâm phạm”, sẳn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta.

Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ là 16.200 tên gồm đủ các binh chủng, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí hiện đại và được bố trí thành một hệ thống phòng ngự mạnh gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Phân khu Bắc, phân khu trung tâm Mường Thanh, phân khu nam Hồng Cúm.

b. Chủ trương của ta

12/ 1953 Bộ Chính tri trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết địch mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chuẩn bị:

Ta huy động 55.000 quân, hàng chục nghìn tấn vũ khí, 27.000 tấn gạo và các loại phương tiện vận chuyển ra mặt trận. Đến đầu 3-1954, công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

c. Diễn biến: Chia làm 3 đợt

Đợt 1 (13-17/3/1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân

khu bắc, diệt gần 2.000 tên địch.

Đợt 2 (30/3-26/4/1954): ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm

Mường Thanh. Trận đánh ác liệt diễn ra ở đồi A1, C1. Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch.

Đợt 3 (1-7/5/1954): Quân ta tấn công tiêu diệt phân khu trung tâm và Hồng Cúm. 17h30

ngày 7-5-1954, tướng Đờ Caxtori và toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt. Chiến dịch ĐBP kết thúc thắng lợi.

d. Kết quả – Ý nghĩa

- Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện biên Phủ, ta loại được 128.200 tên địch, thu 19.000 súng các loại, phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác.

- Giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.

- Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại được 16.200 tên, 62 máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh khác.

- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp và can thiệp Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi.

Một phần của tài liệu đề cương tổ bộ môn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w