Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI” doc (Trang 32)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nợ quá hạn 7.246 4.375 5.548 Quá hạn phát sinh từ CVTD 1.014 319 998

(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

- Năm 2006: Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh là 1.014, chiếm 13.9% tổng nợ quá hạn

- Năm 2007: Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh là 319, chiếm 7.3% tổng nợ quá hạn

- Năm 2008: Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh la 1.164, chiếm 17.9% tổng nợ quá hạn

Qua những số liệu trên, ta thấy năm 2007 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm mạnh. Chứng tỏ, trong năm 2007 chi nhánh quản lý rủi ro rất tốt và rủi ro từ hoạt động tiêu dùng là rất thấp. Nhưng đến năm 2008 thì nợ quá hạn lại tăng đột biến. Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu xấu, bởi năm 2008 là năm kinh tế khủng hoảng, thu nhập người dân giảm, nguồn vốn của chi nhánh hạn chế, phải thắt chặt cho vay, nên nợ xấu tăng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay tiêu dùng trên tổng nợ quá hạn năm 2008 là 17.9% không phải là quá cao, thời điểm này tình hình kinh tế đã sáng sủa hơn, nếu có phương án hợp lý thì chi nhánh sẽ cải thiện nhanh chóng tình hình này. 2.2.2.5 Doanh số cho vay tiêu dùng.

Việc đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng, chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong một năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã và đang được mở rộng.

Bảng: Doanh số cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội qua các năm 2006-2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu DSCV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tăng trưởng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 +/- % +/- % HĐCV 1.215.483 2.187.870 2.219.267 972.387 80 31.397 1.4 CVTD 170.167 319.429 332.890 149.262 87.72 13.461 4.2

(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

Ta sẽ thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng qua biểu đồ sau

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

năm 2006 năm 2007 năm 2008

HDCV CVTD

Biểu đồ 6: Doanh số cho vay tiêu dùng

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy năm 2007 tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu dùng khá cao 25.95% (tức là gần 66 tỷ đồng), nhưng năm 2008 chỉ tăng trưởng 4.2% (tức 13.5 tỷ đồng). Nguyên nhân chúng ta cũng đã nhắc tới ở trên, trong năm kinh tế khủng hoảng như 2008 mà doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn tăng chứng tỏ đó là một thành tích lớn của chi nhánh. Hơn nữa, tỷ trọng của doanh số cho vay tiêu dùng năm 2008 tăng

so với năm 2007, dù không nhiều nhưng cũng chứng tỏ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang được mở rộng ngay cả trong tình hình khó khăn.

2.2.3 Đánh giá chung về việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội thời gian qua nhánh Hà Nội thời gian qua

2.2.3.1 Những kết quả đạt được

- Thu nhập từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh liên tục tăng, góp phần

làm tăng thu nhập cho ngân hàng

Sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ CVTD trong tổng doanh số và tổng dư nợ của chi nhánh đã góp phần làm tăng thu nhập của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động nói chung của chi nhánh.

- Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị

trường

Thứ nhất, thông qua việc phát triển loại hình CVTD mà chi nhánh đã góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Điều này một mặt giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro nếu chỉ tập trung phát triển một số sản phẩm nhất định. Mặt khác, với việc phát triển loại hình dịch vụ này mà chi nhánh có thể tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua các sản phẩm hỗ trợ CVTD mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại gia...

Thứ hai, việc phát triển loại hình CVTD đã giúp chi nhánh đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho chi nhánh thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. Nhờ vậy, phạm vi và địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Và do đó, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.

- Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng phong phú, gần như đáp ứng

được gần hết nhu cầu của người tiêu dùng dù là nhỏ nhất, thủ tục cho vay tiêu dùng ngày càng đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng.

-Góp phần nâng cao từng bước trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của

các cán bộ ngân hàng

Ngân hàng nhận thấy rằng, phát triển cho vay tiêu dùng là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại, do vậy đã chú trọng đến việc đào tạo nhân viên chuyên về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao mặt bằng chung về chuyên môn của nhân viên chi nhánh.

2.2.3.2 Một số hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội và nguyên nhân. nhánh Hà Nội và nguyên nhân.

a. Một số hạn chế:

Thứ nhất, cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa hợp lý,

tập trung chủ yếu vào cho vay mua nhà, cho vay đầu tư chứng khoán và vàng, còn các sản phẩm khác như cho vay mua xe hay tiêu dùng tín chấp chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Đặc biệt, một loại hình cho vay cá nhân cũng mới được ngân hàng TMCP Á Châu cung cấp đó là thấu chi tài khoản cá nhân, là sản phẩm được cung ứng khi khách hàng có đủ điều kiện sử dụng gói sản phẩm này. Tuy nhiên, trong thực tế rủi ro của sản phẩm này khá cao nên loại hình này vẫn chưa được ngân hàng quan tâm phát triển. Như vậy, tuy danh mục sản phẩm của ngân hàng rất phong phú, nhưng là các sản phẩm chủ yếu được cung cấp đơn lẻ, chưa có sự kết hợp nhiếu sản phẩm hoặc bán chéo sản phẩm.

Thứ 2, quy mô cho vay tiêu dùng chưa thực sự được mở rộng, chưa

tương xứng với tiềm năng của chi nhánh cũng như thị trường. Mặc dù đã có chuyển biến rõ rệt nhưng dư nợ CVTD vẫn chiếm tỷ trọng quá thấp cả về số tương đối và tuyệt đối trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.

Thứ 3, hoạt động maketing trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn

chưa thực hiện tốt. Trên thực tế, chi nhánh chưa có một biện pháp hữu hiệu trong việc khuếch trương, tuyên truyền quảng bá để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cá nhân cũng để khách hàng hiểu biết về chi nhánh nhiều hơn. Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa tạo ra cho mình một sản phẩm đặc

trưng hay hình ảnh riêng để khiến khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để vay tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến ACB-chi nhánh Hà Nội.

Thứ 4, cơ cấu dư nợ của chi nhánh không đồng đều. Thứ 5, thu nhập từ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ lệ nhỏ.

b. Những nguyên nhân chủ yếu:

* Các nguyên nhân bên ngoài

- Yếu tố pháp luật

Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những thông tin quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Việt Nam,đối với các chương trình cho vay tín chấp, nếu khách hàng không làm việc trong khu vực nhà nước thì dù có thu nhập cao bao nhiêu vẫn không được coi là ổn định. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều chương trình cho vay được đưa ra nhưng cho vay tín chấp cho đối tượng ngoài quốc doanh vẫn chưa được thực hiện rộng rãi mà mới chỉ dừng lại ở cho vay cán bộ công nhân viên.

- Yếu tố văn hóa-xã hội

Đây là yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động CVTD. Quy mô hoạt động CVTD tại các ngân hàng chưa cao bắt nguồn từ thói quen, tâm lý của người tiêu dùng. Ví dụ như, trong cho vay mua nhà thế chấp, hiện nay chưa đến 20% tín dụng nhà ở được cấp qua khu vực ngân hàng chính thức và chính phủ. Nguồn tài chính nhà ở chủ yếu là tiết kiệm của hộ gia đình và tiền vay từ bạn bè người thân. Nguôn này chiếm từ 75-80% tổng đầu tư của các hộ gia đình vào lĩnh vực nhà ở. Các hộ gia đình ít vay ngân hàng xuất phát từ tâm lý của người Việt Nam là tin tưởng vào họ hàng, bạn bè; mặt khác do thị trường tài chính cho mục đích tiêu dùng của nước ta chưa thực sự phát triển.

-Yếu tố kinh tế

Như đã biết, môi trường kinh tế xã hội gây ra những ảnh hưởng nhất đinh tới hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu nhu tốc độ tăng

thế giới tăng cao... cùng với khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn cao nhưng do tâm lý e ngại mà kỳ vọng của người dân giảm sút. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ CVTD tại chi nhánh giảm đi.

- Yếu tố cạnh tranh

Sự cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay rất gay gắt. Không chỉ đối mặt với những ngân hàng trong nước mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với những tiềm lực của mình có thế mạnh vượt trội hơn hẳn so với chính các NHTM trong nước. Nếu CVTD là hình thức tín dụng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu ở nước ta, thì đối với những ngân hàng nước ngoài, đây là một hình thức phổ biến và phát triển một cách đa dạng. Đặc biệt là sự ra đời của 2 ngân hàng con 100% vốn nước ngoài là ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) và Standard Chartered Bank (SCB). Sự ra đời của 2 ngân hàng trên hứa hẹn một cuộc cạnh tranh găy gắt hơn trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ tài chính bán lẻ.

* Các nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Thứ nhất, trong chính sách tín dụng của ngân hàng, cho vay tiêu dùng

chỉ chiếm một phần nhỏ mà vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, điều kiện cho khách hàng vay vốn của ACB còn khá chặt chẽ, do vậy đã bỏ lỡ ít nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng.

Thứ 2, chi nhánh có số vốn dư thừa lớn. Qua bảng phân tích tình hình

huy động và sử dụng vốn của chi nhánh có thể thấy được rằng, tại chi nhánh chưa có được sự cân đối tốt giữa huy động và sử dụng vốn. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong công tác đầu tư và cho vay nền kinh tế của chi nhánh là chưa tương xứng với tiềm lực. Trong khi đó địa bàn họa động của chi nhánh là khu vực đông dân cư, nhu cầu tiêu dùng rất lớn.Trong thời gian tới đây, chi nhánh cần có những biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình.

Thứ 3, cơ sở vật chất của chi nhánh còn chật hẹp, chưa đáp ứng được

nhu cầu mở rộng kinh doanh hiện tại. Do ACB-chi nhánh Hà Nội thành lập từ rất sớm (năm 1993), với diện tích khá khiêm tốn. Nên hiện nay, so với các chi nhánh mới của ACB trên địa bàn Hà Nội , hay chi nhánh của các ngân hàng khác như HSBC, VPBank… thì cơ sở vật chất của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới trong thời gian tới

Tiềm năng thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn, có nhiều cơ hội cho các ngân hàng và công ty tài chính. Theo như tính toán, đến năm 2010, dân số sống ở khu vực đô thị sẽ đạt 26 triệu, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số. Cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi ở mức 57% tại thời điểm cuối năm 2008 với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng và thử cái mới…Mức thu nhập tại thành thị cũng gia tăng. Theo tính toán của Bộ thương mại, GDP bình quân đầu người năm 2010 cao gấp 2,1 lần so với năm 2000, đạt 1.050- 1.100 USD/năm, năm 2020 sẽ tăng từ 3,3-3,6 lần so với năm 2000. Hiện hệ thống ngân hàng vẫn tập trung ở khu vực thành thị nhưng mật độ phục vụ còn rất thấp, đạt trung bình 5-6% và khoảng 22% ở một số thành phố lớn, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước láng giềng là rất cao khoảng 70-80% (Thái Lan, Malaysia). Ngoài ra, trung bình ở Việt Nam, 4 người dân mới có một người có tài khoản tại ngân hàng. Đó là những thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ cho vay tiêu dùng. Như vậy, tiềm năng mở rộng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là rất lớn.

Mặt khác, chi nhánh nằm ở trung tâm Hà Nội, trung tâm kinh tế của cả nước , tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều doanh nghiệp có khả năng về tài chính, có nhu cầu vốn đầu tư cao, đồng thời với lượng dân cư đông đúc có nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng phong phú, nên tiềm năng mở rộng cho vay tiêu dùng lại càng hấp dẫn hơn. Tuy nhiên đây cũng là nơi tập trung các NHTM lớn có thế mạnh về con người, công nghệ, vốn....dó đó có sự cạnh tranh gay gắt là tất yếu. do đó, ACB-chi nhánh Hầ Nội có những thuận lợi và khó khăn như sau:

*Thuận lợi

- Là chi nhánh lớn của ACB, một ngân hàng có thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần vốn huy động tiết kiệm của cả nước, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2,5 lần tốc độ tăng trưởng của nghành trong 3 năm liên tục, hiện đang cung cấp trên 200 sản phẩm cơ bản, là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam, là ngân hàng TMCP có lợi nhuận lớn nhất

- Công nghệ: ACB là ngân hàng đi đầu trong ứng dụng CNTT hiện đại và trực tuyến trong quản lý ngân hàng. Hiện nay ACB đang bước vào giai đoạn 2 của quá trình hiện đại hoá công nghệ

- Nhân lực: khả năng đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là quản lý là yếu tố đảm bảo khả năng cạnh tranh mạnh của ACB, nguồn nhân lực của ACB rất trẻ và năng động với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào tạo căn bản cả trong lẫn ngoài nước được coi là có chất lượng cao hiện nay.

* Khó khăn

Kinh tế phát triển nhanh và hội nhập sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thay đổi nhanh, cạnh tranh khốc liệt hơn cả quy mô lẫn phạm vi, rủi ro ngắn hạn và dài hạn tăng thêm. Cụ thể là:

- Năng lực cạnh tranh: không chỉ những ngân hàng trong nước, mà hiện nay các ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, chi nhánh phải chấp nhận cạnh tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực-bao gồm cả năng lực tại chính, để khai thác sản phẩm mới, khách hàng mới…

- Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện nay khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo sự khác biệt. Các sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng sản xuất kinh doanh hộ

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI” doc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)