3.2.3.1 : Vốn sản xuất của nông hộ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Nơi vay
2008 2009 2010 (sơ bộ) Giá trị tỷ lệ % Giá trị tỷ lệ % tăng giảm Giá trị tỷ lệ % tăng giảm Hộ khá NH NN 35 7.29 65 10.77 30 80 13.69 15 NH CS 94 19.59 65 10.77 -29 65 11.12 0 Họ hàng 247 51.48 316 52.37 6 337 57.66 21 ĐL & hộ KD 62.8 13.09 80.45 13.33 17.65 96.95 16.59 16.5 Khác 41 8.55 77 12.76 36 5.5 0.94 -71.5 Tổng vay 479.8 100 603.5 100 123.7 584.5 100 -19 BQ/khẩu 3.72 4.68 0.96 4.53 -0.15 Hộ trung bình NH NN 21 5.95 15 7.39 -6 0 0.00 -15 NH CS 247 70 137 67.5 -110 90 62.98 -47 Họ hàng 41.65 11.8 0 0.00 -41.65 49.9 34.92 49.9 ĐL &hộ KD 20.5 5.80 37 18.23 16.5 3 2.10 -34 Khác 23 6.51 14 6.90 -9 0 0.00 -14 Tổng vay 353.2 100 203 100 -150.2 142.9 100 -60.1 BQ/khẩu 3.72 2.14 -1.58 1.50 -0.63 Hộ nghèo NH NN 10 5.88 10 4.45 0 7 1.81 -3 NH CS 49 28.79 58 25.80 9 44 11.35 -14 Họ hàng 77.7 45.65 99.8 44.40 22.1 103.5 26.69 3.7 ĐL & hộ KD 20.5 12.04 37 16.46 16.5 211.3 54.48 174.27 Khác 13 7.64 20 8.90 7 22 5.67 2 Tổng vay 170.2 100 224.8 100 54.6 387.8 100 163 BQ/khẩu 1.75 2.32 0.56 4.00 1.68
(Nguồn:tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010)
Qua bảng tình hình vay vốn tổng hợp từ 60 phiếu điều tra ta có cái nhìn chung về tình hình vay vốn như sau:
Trong các nhóm hộ được thống kê ta thấy hộ khá có mức vay qua các năm khá cao, với tổng số vốn vay năm 2008 là 479.8 triệu đồng, bình quân đạt 3.72 triệu/khẩu. Năm 2009 tổng vay là 603.5 triệu đồng, tăng 123.7 triệu so với năm 2008, bình quân đạt 4.68 triệu/khẩu. Trong khi đó năm 2010 số vốn vay chỉ đạt 584.5 triệu đồng, giảm 19 triệu đồng so với năm 2009, nguyên nhân của số giảm này là do sụ sụt giảm về số vốn vay từ nguồn khác, giảm tới 71.5 triệu so với năm 2009, vì đây là những khoản vay trung và dài hạn nên việc sụt giảm số vay trong năm sau là chuyện dễ thấy.
Tổng nguồn vốn vay của các hộ khá bình quân năm 2010 là 4.53đồng/khẩu, con số này tuy không cao nhưng so với mặt bằng vay vốn của các hộ dân được điều tra thì con số này là chấp nhận được. Trong tổng số vốn vay của các nông hộ
thì có nhiều nguồn cung cấp vốn khác nhau, trong đó có vay từ họ hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2008 số vốn vay từ họ hàng là 41.65 triệu, chiếm 51.48% tổng nguồn vốn vay. Năm 2009 vay họ hàng 316 triệu chiếm 52.37% nguồn vốn vay trong năm của nông hộ. Năm 2010 thì trong cơ cấu nguồn vốn vay thì vay từ họ hàng cũng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, với 57.66% đạt 337 triệu đồng. Nguồn vốn vay của các hộ khá chủ yếu là tập trung vào việc đầu tư các tài sản cố định có giá trị lớn, phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Ngoài ra, có một số hộ vay vốn để xây dựng nhà cửa và mua sắm trang thiết bị gia đình và sinh hoạt. Nguồn vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp của các hộ dân chiếm tỷ trọng nhỏ từ khoảng 10-15% tổng số giá trị vốn vay vì hệ thống ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn phát triển chưa mạnh và chưa rộng khắp nên số lượng vốn vay của người dân từ nguồn này chưa nhiều.
Với nhóm hộ trung bình thì tổng số vốn vay năm 2008 đạt 353.2 triệu đồng, trung bình mỗi khẩu vay 3.72 triệu tương đương với mức vay trung bình trong năm của hộ khá. Sang năm 2009 tổng số vốn vay giảm xuống con 303 triệu đồng, giảm 150.2 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2010 tổng số vốn vay là 142.9 triệu đồng giảm 61.1 triệu đồng, nguyên nhân của sự giảm sút tiền vay vốn này là do sự sụt giảm nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách, nguồn khác và hộ sản xuất kinh doanh, do trong 2 năm này tình hình dịch bệnh và thiên tai xảy ra nên số tiền vốn bị ứ đọng trong tài sản cố định của nông hộ, việc sản xuất bị ảnh hưởng thu nhập bị giảm sút vì thế chưa thể trả đủ tiền nên lượng vốn vay mới bị hạn chế. Trong cơ cấu vốn vay của hộ trung bình thì nguồn vốn từ ngân hàng chính sách chiếm một khối lượng lớn nhất, chiếm từ 65-70% trong tổng nguồn vốn vay, điều này cũng có thể dễ nhận thấy vì ngân hàng chính sách cho vay với số lượng vốn với lãi suất phù hợp với tình hình sản xuất của nông hộ sản xuất nhỏ với hiệu quả chưa cao. Bình quân lượng vốn của hộ còn chưa được nhiều, năm 2009 đạt 2.14 triệu đồng/khẩu, còn tới năm 2010 mới chỉ đạt khoảng 1.5triệu đồng/khẩu, đây là những con số khá thấp chứng tỏ người dân vẫn chưa mặn mà trong việc vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.
Với nhóm hộ nghèo thì tình hình vay vốn có chiều hướng gia tăng trong các năm gần đây, năm 2008 tổng lượng vốn vay là 170.2 triệu đồng,bình quân mỗi nhân khẩu vay 1.75 triệu đồng, thấp nhất trong 3 nhóm hộ điều tra. Sang
năm 2009 số lượng vốn vay đạt 224.8 triệu trung bình những hộ này vay khoảng 2.32 triệu đồng/khẩu và tới năm 2010, tổng vốn vay của nhóm hộ nghèo đạt 387.8 triệu, bình quân cho mỗi nhân khẩu đạt 4 triệu đồng, đây là năm mà hộ nghèo có số vốn vay lớn nhất trong các năm, trong đó cơ cấu nguồn vay của chủ yếu vẫn là vay từ họ hàng là chủ yếu, chiếm tới 44-46% trong năm 2008-2009, sang năm 2010 do tình hình hạn hán diễn ra bất thường khiến một lượng lớn diện tích gieo trồng bị thiệt hại nặng nề nên họ phải vay vốn tại các đại lý sản xuất kinh doanh lớn với tổng vốn vay tại đại lý lên tới 211 triệu chiếm tới 55% trong tổng số vốn vay, chính điều này đã là cho tổng số vốn vay của hộ nghèo tăng đột biến như vậy chứ không phải do hệ thống ngân hàng cho vay rộng rãi hơn. Điều này được các hộ nông dân lý giải vì tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp không thể chậm trễ được, việc gieo trồng của họ phụ thuộc vào nguồn nước trời nên không thể chủ động được trong cơ cấu mùa vụ và phải tìm đến nguồn vay không chính thống với lãi suất cao để kịp đầu tư vào quá trình sản xuất.
Ngoài ra, do các hộ nghèo chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn thu từ trồng trọt các loại cây ngắn ngày, cho nên khi mất mùa thì họ phải vay mượn để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhìn chung tình hình vay vốn của các hộ nông dân điều tra được còn nhiều bất cập, nguồn vốn vay chính thống với lãi suất thấp thì lại còn quá nhiều hạn chế và vướng mắc nên vẫn chưa được người dân mặn mà tiếp nhận, trong khi đó người dân phải sử dụng vốn tại các tổ chức cho vay không chính thống với lãi suất cao, điều này đã kìm hãm sự phát triển của xã hội rất nhiều.
3.2.3.2: Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 18: Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ
Đơn vị tính: 1000/khẩu/năm
Chỉ tiêu Thôn Tổng thu Tổng chi Tiết kiệm
Hộ Khá Tul A 14,162.2 9,123.6 5,038.6 Thôn 4 16,972.1 19,513.0 -2,541.0 Hộ Trung bình Tul A 5,189.8 5,282.2 -92.3 Thôn 4 6,175.5 11,140.3 -4,964.8 Hộ Nghèo Tul A 3,017.5 4,944.5 -1,927.0 Thôn 4 2,693.9 6,859.5 -4,165.6
Từ tình hình thu nhập và chi tiêu của các hộ dân ta tính được tổng nguồn tiết kiệm mà các hộ dân còn có được để tái đầu tư mở rộng sản xuất cho mùa vụ tiếp của năm sau. Ta thấy, tổng tiết kiệm của hộ khá rất cao, hơn 5 triệu /người/năm, điều đó là điều kiện để các hộ có thể tái mở rộng quy mô sản xuất của nông trại. Riêng đối với các hộ còn lại của cả 2 thôn buôn có số tiền tích luỹ tiết kiệm trung bình/người/năm là âm, mang giá trị âm tức là sau khi trừ đi tiêu dùng thì họ sẽ không còn tích lũy cho tái sản xuất năm sau. Đây cũng có thể hiểu là do trong vụ đông xuân chỉ mới đầu tư sản xuất mà chưa được thu và việc đầu tư cho các cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài chưa mang lại thu nhập trong năm. Cây trồng, vật nuôi còn có thể còn gặp những bất trắc do điều kiện tự nhiên mang lại như lũ lụt và mưa bão. Điều đó càng thể hiện được những khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây.
Việc sử dụng những nguồn vốn vay của nông hộ vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn gặp phải những cản trở của của điều kiện tự nhiên, các cơ chế chính sách của địa phương, khả năng đáp ứng vốn của các tổ chức tín dụng, trình độ và khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật… Những vấn đề trên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ rất nhiều do vậy cần phải có những tác động tích cực hơn nữa để có thể giúp những người dân nơi đây sản xuất có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống kinh tế.