Kết quả sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP: TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EAWER HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK pot (Trang 36 - 40)

3.2.2.1 Lịch mùa vụ sản xuất nông nghiệp

Bảng 12: Lịch mùa vụ cây ngắn ngày

Cây trồng Vụ hè thu Vụ thu đông Vụ đông xuân

Bắp

Thời gian Công việc Thời gian Công việc Thời gian Công việc Đầu t4 AL Trồng 19-t7

Đến 30-t7

Thu hoạch, dọn

vườn và trồng lại Đầu t10 Thu hoạch t5 AL Bón phân,

phun thuốc cỏ t8 AL Bón phân, làm cỏ Đậu xanh Đầu t4 AL Trồng, phun

Thuốc cỏ, rầy t8 AL Thu hoạch Mỳ Cuối t4 - đầu t5 trồng, chăm sóc t3

(năm sau) Thu hoạch

Rau củ t7-t8-t9 Trồng, chăm sóc,

thu hoạch

Bông vải t7-t8-t9 trồng, chăm sóc t11 - t12 Thu hoạch

Mía t6-t7 Trồng t11 - t12 Thu hoạch

Rau quả, dưa hấu, lúa

t1-t3

(Năm sau) Thu hoạch t11 - t12 Trồng

Lúa t3 Gieo cấy t6- t7

Gieo trồng, chăm sóc

t5-t6 Gặt hái t10 Gặt hái

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra nông hộ 2010) Từ bảng lịch mùa vụ của cây trồng ngắn ngày trong năm ta thấy mùa vụ chính của cây trồng là vụ hè thu và vụ thu đông, với cơ cấu cây trồng chủ yếu là bắp và đậu. Vụ đông xuân chủ yếu là trồng các loại rau củ quả và dưa hấu để tăng thu nhập trong dịp lễ tết. thời gian gieo trồng của các loại cây trồng khác nhau thì cũng có sự khác nhau. Bắp thì có thể trồng 3 vụ nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, tuy vậy số hộ tiến hành trồng bắp 3 vụ liên tiếp trong năm cũng rất ít, vụ 3 thường để đất hoang hoá hoặc có một số hộ tiến hành trồng các loại rau

củ quả như dưa hấu, rau, bí đỏ… để bán trong dịp Tết. Với diện tích trồng mỳ thì mỗi năm chỉ làm được một vụ duy nhất.

Đối với các loại vật nuôi trên địa bàn điều tra thì nuôi quanh năm nhằm tận dụng thức ăn thừa, thức ăn tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình là chủ yếu.

3.2.2.2 Kết quả sản xuất nông nghiệp

Khi tổng hợp từ phiếu điều tra của 60 hộ dân trên địa bàn là buôn Tul A và thôn 4 ta có số liệu về kết quả sản xuất nông nghiệp như sau:

Bảng 13: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn điều tra

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Diện tích Thu từ trồng trọt Số lượng (ha) Tỷ lệ % Sản lượng (tấn) Tỷ lệ % Thành tiền Tỷ lệ % Lúa 22.5 13.03 62.4 4.99 205,005,002 11.19 Ngô 44.45 25.74 267.3 21.37 632,080,001 34.50 Mỳ 38.75 22.44 295 23.58 404,300,001 22.07 Đậu các loại 14.5 8.40 15.725 1.26 182,305,001 9.95 Cà phê 1.8 1.04 3.5 0.28 50,000,001 2.73 Điều 5.3 3.07 4.45 0.36 50,100,001 2.73 Tiêu 0.1 0.06 1 0.08 15,000,001 0.82 Khác 45.36 26.27 601.5 48.09 293,500,001 16.02 Tổng 172.66 100.00 1,250.875 100.00 1,832,290,009 100.00

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010)

Nguồn thu từ các loại cây trồng thể hiện được nguồn thu có để đóng góp vào quá trình tái sản xuất của nông hộ, thu nhập từ đầu tư càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Qua bảng kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn điều tra ta thấy thu nhập của người dân ở đây chủ yếu là từ các loại cây trồng ngắn ngày, nhiều nhất là cây ngô với tổng thu là 632 triệu, chiếm khoảng 34.5% trong tổng số các nguồn thu, tiếp theo đó là cây mỳ với 404.4 triệu chiếm 22.07% còn lại các cây trồng khác mang lại nguồn thu thêm đó là cây lúa với đóng góp hơn 11% và cây đậu chiếm 9.95% trong tổng số. Cây lúa tuy không mang lại nguồn thu từ việc tiêu thụ sản phẩm nhưng đây là nguồn cung cấp chính lương thực và thức ăn cho vật nuôi.

3.2.2.3 Thu nhập và chi tiêu của nông hộ

Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ dân năm 2009

Đơn vị tính:1000 đồng/khẩu

Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn nuôi Khác Tổng thu BQ Tul A Thôn 4 Tul A Thôn 4 Tul A Thôn 4 Tul A Thôn 4

Hộ Khá 7,765 10,333 5,235 2,924 1,162 3,714 14,162 16,972 Tỷ lệ (%) 55 61 36.97 37 8 22 100 100 Hộ TB 4,044 3,588 1,041 2,271 104 317 5,190 6,176 Tỷ lệ (%) 78 58 20 37 2 5 100 100 Hộ Nghèo 2,786 1,686 170 883 61 124 3,017 2,694 Tỷ lệ (%) 92 63 6 33 2 5 100 100 BQ ngành 4,922 6,311 2,217 2,236 461 1,878 22,369 25,842

(Nguồn:tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010)

Thông qua bảng số liệu tổng hợp được từ phiếu điều tra ở trên chúng ta có thể thấy rằng ngành nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập chủ yếu cho nông hộ, các ngành khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Với bình quân thu nhập từ trồng trọt của các hộ dân buôn Tul A là 4,922 nghìn đồng/khẩu và của hộ dân thôn 4 là 6,311 nghìn đồng/khẩu Trong đó:

Ở buôn Tul A, nhóm hộ khá có thu nhập bình quân nhân khẩu cao nhất từ trồng trọt đạt 7,765 nghìn đồng chiếm 55% thu nhập cá nhân, trong khi đó nhóm hộ trung bình có thu nhập từ trồng trọt đạt 4,044 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 78% trong thu nhập cá nhân, còn hộ nghèo lại có tỷ lệ thu từ trồng trọt cao nhất chiếm tới 92 % trong tổng thu nhập với giá trị chỉ đạt 2,786 nghìn đồng. Ở thôn 4 thì giá trị ngành trồng trọt mang lại cho hộ khá đạt 10,333 nghìn đồng chiếm 61% trong tổng thu nhập từ các nguồn của nhóm, trong đó hộ trung bình đạt thu nhập là 3,588 nghìn đồng chiếm 58% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ. còn đối với hộ nghèo thu nhập từ trồng trọt tại thôn 4 đạt 1,686 nghìn đồng chiếm tới 63% trong tổng thu nhập của hộ dân thôn 4. Qua đó chúng ta thấy rằng những hộ nghèo chủ yếu phát triển ngành trồng trọt và với một trình độ đầu tư chưa cao, mang lại giá trị thấp, nguyên nhân có thể thấy được là do những hộ nghèo với trình độ canh tác còn lạc hậu và với số vốn dành cho ngành trồng trọt còn ít nên hiệu quả mang lại chưa cao, ngoài ra với số nhân khẩu nhiều hơn nên việc phân chia lợi nhuận làm ra tương ứng với nhân khẩu sẽ giảm xuống.

Thu nhập từ ngành chăn nuôi cũng mang lại phần thu nhập đáng kể trong cơ cấu thu nhập của nông hộ, ngành chăn nuôi chiếm khoảng 37% trong cơ cấu thu nhập của hộ khá, chiếm 20% ở hộ trung bình của buôn Tul A với giá trị đạt 1,041 nghìn đồng /khẩu. Chăn nuôi chiếm 37% trong tổng thu của hộ dân thôn 4 với giá trị đạt bình quân 2,271 nghìn đồng/khẩu/năm. Thu nhập từ ngành chăn nuôi của hộ nghèo chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng cơ cấu thu nhập của nông hộ, chỉ chiếm 6% trong tổng số thu nhập của buôn Tul A và chiếm 33% trong tổng thu nhập của hộ dân thôn 4.

Thu từ các ngành khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu thu nhập của nông hộ cho thấy rằng dân cư trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thuần nông là chủ yếu, nhất là các hộ nghèo thì tỷ trọng của thu nhập khác rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 3-5% trong tổng thu nhập. là lao động thuần nông nên thời gian nông nhàn có nhưng vẫn chưa có hình thức nào để lấp đầy khoảng thời gian trống nhằm tăng thêm thu nhập, nếu giải quyết được vấn đề này thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng đáng kể.

Chi tiêu của nông hộ

Bảng 15: Tình hình chi tiêu của nông hộ năm 2009

Đơn vị tính: 1000/khẩu/năm

Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn

nuôi Tiêu dùng Tổng chi Giống Vật Tư Khá Tul A 579.9 2,324.4 761.1 5,458.3 9,123.6 Thôn 4 3,689.5 2,918.9 7,101.6 5,803.0 19,513.0 Trung bình Tul A 521.4 1,454.4 54.7 3,251.8 5,282.2 Thôn 4 196.9 1,255.5 1,700.9 7,987.0 11,140.3 Nghèo Tul A 680.5 1,470.7 273.9 2,519.3 4,944.5 Thôn 4 153.3 662.3 453.6 5,590.4 6,859.5

(Nguồn:tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010)

Bảng 16: Cơ cấu chi tiêu của nông hộ năm 2009

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu GiốngTrồng trọtVật TưChăn nuôi Tiêu dùng Tổng

Hộ Khá Tul A 6 25 8 60 100

Thôn 4 19 15 36 30 100

Hộ Trung bình Thôn 4Tul A 102 2811 151 6272 100100 Hộ Nghèo Thôn 4Tul A 142 3010 67 5181 100100

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010)

Dựa vào bảng 15 và bảng 16 ta có thể thấy rằng trong năm 2010 chi cho tiêu dùng chiếm một phần rất lớn trong cơ cấu chi tiêu của nông hộ, với tỷ lệ chi cho tiêu dùng của các hộ dân buôn Tul A khá lớn, chiếm hơn 50% trong tổng số chi trong năm của hộ, điều này cũng dễ hiểu khi với tập quán sản xuất và tiêu dùng của đồng bào tại buôn Tul A, họ thường tích lũy vốn để tái mở rộng sản xuất rất ít mà chủ yếu là chi cho tiêu dùng và năm sau lại vay mượn để đầu tư sản xuất trở lại. Còn tại thôn 4 thì việc chi tiêu cho tiêu dùng có sự khác nhau giữa các nhóm hộ điều tra, trong đó hộ khá tiêu dùng chiếm 30% tổng chi tiêu, hộ trung bình là 72% và tỷ lệ này ở hộ nghèo lên tới 81% trong tổng chi tiêu.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP: TÌNH HÌNH PHÂN BỐ VỐN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ EAWER HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK pot (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w